Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Ôtô Toyota, Honda chỉ còn 300 triệu?

Trái ngược với khả năng tăng sốc giá của xe sang, các dòng xe nhỏ ở Việt Nam sẽ hưởng một mức giá vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, hầu hết các xe nhỏ này đều nhập từ thị trường ưu đãi như ASEAN hay Trung Quốc, Hàn Quốc. Trên thực tế, nhiều xe nhập thương hiệu Nhật thông dụng ở Việt Nam, chiếm thị phần lớn như Toyota hay Honda thì cũng đều xuất xứ từ Thái Lan.

Với mức giá CIF trung bình có 5.000 USD thì kể từ năm 2018, khi thuế nhập khẩu giảm 0%, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ còn 20% thì giá vốn các xe nhà chỉ có 6.600 USD, thuế là 25% thì giá vốn nhập chỉ là hơn 6.800 USD và nếu thuế là 30% thì giá vốn sẽ là 7.150 USD.

So với giá vốn hiện nay của các dòng xe bình dân này là 11.900 USD thì các mức giá trên đã rẻ hơn từ 39- 44%.

Dù các nhà sản xuất có cộng tới lợi nhuận ở mức cao thì giá bán lẻ các xe nhỏ ở Việt Nam vài năm tới sẽ loanh quanh từ 150-300 triệu đồng.

Ông Phạm Anh Tuấn, thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô (VAMA), nhìn nhận, xe trên 3.0 lít chỉ chiếm chưa đến 5% thị trường. Nếu chia nhỏ dung tích xe và tăng cao thuế cho dòng xe này thì số lượng xe sẽ giảm rất mạnh, kéo theo sẽ không làm tăng thu ngân sách như các bộ kỳ vọng.

"Chưa kể, việc này cũng có thể làm tăng nguy cơ Việt Nam bị kiện phân biệt đối xử hàng hoá trong WTO, vì các xe trên 3.0 lít chủ yếu là xe nhập khẩu", ông Tuấn nói.
dịch vụ kế toán thuế tại tp hcm
Theo ông, kịch bản này hoàn toàn có thể tương tự như vài năm trước đây, doanh nghiệp Mỹ đã từng kiến nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe máy trên 150 phân khối là 20%.

Với dự kiến giảm thuế sâu đối với xe dung tích nhỏ, hiệp hội này cũng không ủng hộ. Trong thư gửi tới hai Bộ Công Thương, Tài chính, VAMA bày tỏ lo ngại xe nhập khẩu khi đó sẽ được hưởng lợi kép từ việc giảm các loại thuế trong khi, chi phí sản xuất xe ở các nước lại thấp hơn ở Việt Nam tới 20%. Khi đó, xe nhập khẩu sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn xe trong nước.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Hiệp hội này đề xuất áp dụng chung mức thuế suất 25%, giảm 15% so với hiện nay và kiên trì kiến nghị giảm giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô trong nước thay vì tăng giá tính thuế là giá bán lẻ theo cách mà Bộ Tài chính đang soạn thảo.

Giá siêu xe sẽ tăng gấp đôi

Tại Hà Nội, một chiếc xe Lamborghini Aventador đang được rao bán với giá 1,2 triệu USD. Giá nhập khẩu của chiếc xe này chỉ ở mức 400.000 USD.

Ngay sau khi Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến cho cả phương án thuế tiêu thụ đặc biệt tăng tới 150% đối với xe trên 6.0 lít, các chủ xe kinh doanh ô tô sang không khỏi lo ngại vì nguy cơ giá xe sẽ tăng đột biến gấp đôi.

Hiện nay, thuế nhập khẩu chiếc ô tô trên là 70%, theo chính sách thuế MFN trong WTO. Giá vốn của chiếc xe này, bao gồm giá CIF, thuế tiêu thụ đặc biệt là 60% và tất cả các khoản thuế tạm tính đã lên tới 1,196 triệu USD.

Năm 2019, thuế nhập khẩu ô tô trên trong WTO được giảm chỉ còn 52%.

Khi áp dụng với mức tăng gấp 1,5 lần thuế tiêu thụ đặc biệt như trên, cộng với 10% VAT thì chiếc Lamborghini Aventador trên sẽ có giá vốn nhập khẩu là 1,672 triệu USD, tăng 39,7% so với hiện nay.
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Chắc chắn, nếu cộng tới thêm khoảng 20% chi phí phân phối, bán hàng và lợi nhuận thì tất yếu, giá chiếc xe trên sẽ lên tới mức 2 triệu USD, tăng tới 66% so với giá hiện nay.

Tất nhiên, nếu có một chiếc xe siêu sang tương tự như vậy nhập từ thị trường ASEAN, với mức thuế nhập khẩu được hạ về 0% thì dù tăng thuế tiêu thụ đặc biệt tới 150%, giá vốn nhập khẩu bao gồm các khoản thuế của chiếc xe Lamborghini Aventador cũng chỉ ngang với mức giá hiện nay, là 1,1 triệu USD và giá bán lẻ có thể là 1,3- 1,4 triệu USD.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, giá nhập khẩu trung bình dòng xe trên 3.0 ở mức 46.350 USD/xe. Đây cũng là mức giá phổ biến cho phân khúc xe sang dưới 6.0 lít phổ biến hiện nay.

Đối với những loại xe này nhập từ thị trường ngoài ASEAN, giá vốn đang vào khoảng 138,6 ngàn USD.

Nếu áp dụng các mức tăng khoảng 90- 110-130% thuế tiêu thụ đặc biệt cho các dòng xe từ 3.0 lít đến dưới 6.0 lít, tích hợp với giảm thuế nhập khẩu về 52% thì giá vốn nhập xe sẽ lần lượt là 147,2 nghìn USD, 162,7 nghìn USD và 178,2 nghìn USD. Các mức giá này tăng từ 6,2%, 16,8% và tăng cao nhất là 28,5% so với giá vốn hiện nay.

Ngược lại, các loại xe trên khi nhập từ ASEAN, giá vốn hiện khoảng 122 nghìn USD. Dù tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt theo 3 mức trên thì giá vốn xe vẫn rẻ từ 4-21% so với mức hiện nay.

Sự thay đổi tăng đột biến về thuế tiêu thụ đặc biệt chắc chắn sẽ có tác động mạnh tới hàng loạt thương hiệu xe cao cấp và siêu sang giá đắt đỏ như BMW, Audi, Mercedes, Porsche, Bentley, Lexus...

Việt Nam đang chuẩn bị ký kết hiệp định FTA với EU. Trong đó, mặt hàng ô tô nhập khẩu từ châu Âu cũng được cam kết giảm thuế về 0% trong lộ trình kéo dài 9-10 năm nên có thể, việc tăng thuế mạnh cũng chưa chắc đã làm tăng mạnh giá bán lẻ xe hơi đẳng cấp cao này.

ĐH Hùng Vương TPHCM có nguy cơ bị đình chỉ hoạt động

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có văn bản do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký trả lời về đề nghị tuyển sinh năm 2015 của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM. Trên cơ sở thẩm tra báo cáo của trường và ý kiến của UBND TPHCM, Bộ GD-ĐT cho rằng trường ĐH Hùng Vương TP.HCM chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn tới ngừng tuyển sinh, do đó chưa có cơ sở để Bộ cho phép trường được tuyển sinh trở lại.
dịch vụ hoàn thuế gtgt
Bộ GD-ĐT đề nghị nhà trường khẩn trương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc ngừng tuyển sinh. Đồng thời, chuẩn bị đủ các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên cơ hữu, cán bộ quản lý, nguồn lực tài chính và các điều kiên đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định. Đến ngày 31/8/2016, nếu trường chưa hoàn thành những công việc trên thì Bộ GD-ĐT sẽ xem xét đình chỉ hoạt động của trường.

Như vậy, sau 4 năm bị đình chỉ tuyển sinh thì trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có nguy cơ bị đình chỉ hoạt động, một khả năng dẫn tới giải thể trường.
dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân
Vào ngày 7/3/2012, Bộ GD-ĐT ra quyết định ngừng tuyển sinh năm 2012 đối với trường ĐH Hùng Vương TP.HCM vì mất đoàn kết nghiêm trọng trong bộ máy lãnh đạo, dẫn đến mất khả năng điều hành hoạt động của nhà trường, mâu thuẫn nội bộ kéo dài ảnh hưởng uy tín của trường và môi trường giáo dục.

Mới đây, vào tháng 3/2015, nhà trường này có công văn gửi UBND TP.HCM đề nghị xem xét cho trường tuyển sinh năm 2015. Tuy nhiên, ngày 2/6/2015 UBND TP.HCM có văn bản trả lời rằng, hiện nay trường chỉ có Hiệu trưởng tạm quyền theo quyết định của Hội đồng Quản trị do không có khả năng triệu tập đủ 75% thành viên Hội đồng Quản trị để bầu Hiệu trưởng chính thức và đề nghị cơ quan thẩm quyền công nhận.
học kế toán thực tế tp hcm
Ngoài ra, Hội đồng Quản trị trường sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 14/6/2015, nên cần kiện toàn tổ chức để hoạt động theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Do trường chưa khắc phục các quy định của Bộ GD-ĐT về ngừng tuyển sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… theo quy định, nên UBND TPHCM chưa báo cáo đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét cho phép trường tiếp tục tuyển sinh trong năm học 2015.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

"Trúng số" được cử tham dự vòng sơ tuyển Oscar 2016

Hàng năm Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ - AMPAS gửi thư mời tới các nước mời gửi phim tham dự Oscar. Năm nay sau khi nhận được thư mời, Cục Điện ảnh đã thành lập Hội đồng Quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng Sơ tuyển Giải thưởng Oscar (nhiệm kỳ 2015-2016). Hội đồng này do ông Vương Duy Biên, Nghệ sĩ Ưu tú, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL giữ vị trí Chủ tịch. Các thành viên Hội đồng gồm các nhà quản lý, nghệ sĩ điện ảnh, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Hợp tác quốc tế và Hội Điện ảnh Việt Nam.
học kế toán tổng hợp thực hành
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai thảo luận, chấm với thang điểm 10 và bỏ phiếu kín. Bộ phim được cử đi tham dự Vòng Sơ tuyển Giải thưởng Oscar lần thứ 88 - năm 2016 phải đạt số điểm trung bình trên 9,0 (chín) và là phim có số điểm cao nhất. Phim Trúng số(Công ty TNHH Vùng trời mơ ước DBS) là bộ phim đạt điểm trung bình cao nhất và trên 9,0 từ Hội đồng.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Trúng số được chọn còn phải tuân thủ các điều kiện của Oscar. Ít nhất phim dự tuyển phải được cấp phép phổ biến rộng rãi; phải được chiếu buổi đầu tiên tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau ngày 01/10/2014 đến trước ngày 30/9/2015; phải được các nhà sản xuất và phát hành chiếu kinh doanh cho công chúng tại rạp chiếu phim thương mại ít nhất 7 ngày liên tục.
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Trước đó Việt Nam đã có các bộ phim được gửi đi dự Oscar hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc nhất như: Chuyện của Pao (2007), Áo lụa Hà Đông (2008), Đừng đốt (2010), Khát vọng Thăng Long (2012) vàMùi cỏ cháy (2013).

Ban Kinh tế Trung Ương đã “phủ sóng” mọi hoạt động của nền kinh tế

Trong bài viết của mình nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Ban Kinh tế Trung Ương, GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương nhấn mạnh: “Qua 65 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn với tên gọi khác nhau, truyền thống tốt đẹp của Ban Kinh tế Trung ương luôn được kế thừa và phát huy, đó là sự trung thành với Đảng, sự tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân của nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ…”.
dịch vụ kế toán tại hưng yên
Là tai mắt của Đảng về kinh tế - xã hội

Trong chuyến thăm Ban Kinh tế Trung ương tháng 1/2014 sau một thời gian tái lập lại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắn nhủ Ban Kinh tế Trung Ương “thấm vào từng công việc sứ mệnh lịch sử, để xứng đáng là cơ quan tham mưu chiến lược, là cơ quan nghiên cứu đề xuất hàng đầu chuyên sâu về kinh tế - xã hội của Đảng”.

Khi đề cập đến chức năng và nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung Ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, người đứng đầu Đảng cho rằng, Ban Kinh tế Trung Ương phải trở thành trụ cột tham mưu về kinh tế - xã hội cho Đảng.

Theo Tổng Bí thư, để hoàn thành được nhiệm vụ trung tâm, nặng nề, khó khăn, phức tạp đó và lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một yêu cầu tất yếu khách quan được đặt ra là Đảng cần có đội ngũ tham mưu chiến lược chuyên sâu về kinh tế - xã hội, là tai mắt của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội. Đội ngũ đó chính là Ban Kinh tế Trung Ương.
dịch vụ kế toán thuế tại hải phòng
Gần 3 năm và 64 Đề án

Trong gần 3 năm tái lập, Ban Kinh tế Trung Ương đã thực hiện 33 đề án lớn về kinh tế - xã hội, đều là những sản phẩm như theo đánh giá của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là “hết sức đáng quý”.

Đó là các Đề án như tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương 3 khóa XI; Luận cứ khoa học - thực tiễn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020;...

Cũng trong gần 3 năm qua, Ban đã thực hiện đúng thời gian và có chất lượng tốt việc thẩm định 31 đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiêu biểu như các đề án: Chủ trương giải quyết Tập đoàn Vinashin; Chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Phương án kết thúc đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Việt Nam - EU; Việt Nam - Liên minh Á - Âu; Hiệp định TPP,...); Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế Phú Quốc, Kiên Giang; Định hướng phát triển và quản lý kinh doanh casino tại Việt Nam…

Mọi diễn biến, hoạt động của nền kinh tế đã được “phủ sóng” và phân tích kịp thời. Ban Kinh tế đã chủ động nghiên cứu để cụ thể hóa, làm rõ nội dung các vấn đề lớn trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XII như: Chính sách công nghiệp quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến 2035; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp vật liệu; chủ trương, chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; chủ trương, chính sách phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả các chủ thể kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới đất liền; chính sách dân số với phát triển bền vững; thể chế phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng;...
dịch vụ hoàn thuế tncn tndn gtgt
Bám sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội của thế giới, khu vực và đất nước, Ban cũng đã chủ động nghiên cứu và hoàn thành nhiều nội dung quan trọng báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như: đề xuất chủ trương, chính sách mới nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020; đánh giá thực trạng, hiệu quả, lợi thế của hành lang kinh tế Đông - Tây; đề xuất cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện tự do thương mại giữa Việt Nam với ASEAN trong thời gian tới; tình hình diễn biến giá dầu và tác động đến kinh tế - xã hội nước ta; tình hình nợ công của nước ta hiện nay; về việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, tác động đối với nền kinh tế Việt Nam; về khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; về tình hình thị trường chứng khoán Trung Quốc và một số vấn đề rút ra cho Việt Nam…

Trong gần 3 năm qua, Ban đã nghiên cứu, đánh giá tổng thể, toàn diện tình hình 4 năm thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là về các lĩnh vực trọng tâm (đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, tài chính - ngân hàng) theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Trung ương 3 khóa XI; giám sát việc thực hiện Kết luận số 121-KL/TW của Bộ Chính trị về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Một trong những sản phẩm hết sức đáng quý của Ban Kinh tế Trung Ương sau gần 3 năm tái lập, như theo đánh giá của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là Đề án Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Tiếp nối trang sử vàng truyền thống

Ngày 28/12/2012, Ban Kinh tế Trung ương được thành lập lại theo Quyết định số 160-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), Quyết định số 161-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 28/12/2012 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương - đánh dấu một sự kiện quan trọng trên chặng đường xây dựng và phát triển của Ban Kinh tế Trung ương, tiếp nối trang sử vàng truyền thống.

Trong điều kiện rất khó khăn, chịu sức ép giảm đầu mối, giảm biên chế, cơ sở vật chất thiếu thốn, Ban Kinh tế Trung ương đã đồng thời triển khai hai nhiệm vụ song song: 1- Xây dựng mới từ đầu chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, tuyển chọn cán bộ, xây dựng quy chế, thiết lập quan hệ làm việc với các cơ quan, các cấp, các ngành; và 2- thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là tiến hành ngay việc nghiên cứu, thẩm định những đề án quan trọng theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đóng cửa trường cũng phải theo luật

Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định: “Đình chỉ hoạt động của một trường không đơn giản, phải có luật! Một trong những điều kiện để đình chỉ là không tuyển sinh được nhưng hiện nay, trường kém nhất cũng tuyển được hơn 100 người học”.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Đến thời điểm này, vẫn còn nhiều trường chưa tuyển đủ người học, có ý kiến cho rằng do Bộ GD&ĐT tính sai số lượng thí sinh vượt điểm sàn. Ý kiến bà về vấn đề này?

Ý kiến cho rằng chỉ năm nay nhiều trường không tuyển được người học là không đúng vì mấy năm nay các trường đã không tuyển được đủ người học. Năm nay, chỉ tính đến hết đợt tuyển thứ hai, số thí sinh nằm trong danh sách trúng tuyển đã nhiều hơn số lượng tuyển được của vài năm trước. Số người đi học CĐ, ĐH mấy năm trước là hơn 500.000 người, năm nay, sau đợt 2 đã có khoảng 530.000 người nằm trong danh sách trúng tuyển, cao hơn 2 năm trước. Điều này cho thấy, lượng người đi học chỉ đến mức đó. Số người đi học CĐ và học nghề cũng không nhiều lắm.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Vì sao mấy năm trở lại đây số người đi học ít, vậy thí sinh đi đâu cả, thưa bà?

Chưa ai nghiên cứu hay điều tra về điều này, nhưng theo tôi có thể kể tới những nguyên nhân sau: Càng ngày tỷ lệ sinh càng ít đi dẫn đến ít học sinh hơn; công tác phân luồng tốt hơn cộng với dư luận về việc có khoảng 100.000 cử nhân ra trường không có việc làm cũng khiến người học phải cân nhắc. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều khu công nghiệp mới tuyển số lượng lớn người lao động với một viễn cảnh hấp dẫn: học việc 1-2 tuần hoặc dưới 1 tháng là có thể đi làm và có lương. Khu công nghiệp Samsung tuyển dụng liên tục; các khu công nghiệp đưa xưởng về tận các huyện ở Nam Định, Bắc Ninh… là nguồn việc làm hấp dẫn đối với người lao động.

Nhiều trường, dù là lý do gì, không tuyển được người học có nên bị đóng cửa để “thanh lọc” lại hệ thống trường ĐH, CĐ không?
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Đình chỉ hoạt động của một trường không đơn giản, phải có luật! Một trong những điều kiện để đình chỉ là không tuyển sinh được nhưng hiện nay, trường kém nhất cũng tuyển được hơn 100 người học. Nhìn nhận một cách khách quan, người ta đã đầu tư hàng đống tiền vào trường ngoài công lập thì họ phải tự cân đối cơ sở vật chất, thu chi, nguồn lực, giảng viên… hoặc kêu gọi chủ đầu tư mới chứ không để tự chết. Ngành có chức năng quản lý phải thực thi một cách bình đẳng và đảm bảo chất lượng. Những trường công không tuyển được thì ngành sẽ có hướng sắp xếp lại hệ thống. Nói tóm lại, làm gì cũng phải có luật, có căn cứ, chứ không thể nói đóng là đóng được.

Vậy căn cứ đóng cửa trường là gì?

Trường nào không tuyển sinh được 3 năm liên tiếp thì dừng tuyển sinh. Dừng tuyển sinh rồi mà vẫn không khắc phục được nguyên nhân ngừng tuyển sinh thì sẽ đình chỉ hoạt động (Đình chỉ có nhiều căn cứ nhưng đây là nói về nguyên nhân tuyển sinh). Hiện nay, hầu như không có trường công không tuyển sinh được.

Vậy các trường công sẽ được sắp xếp như thế nào?

Trên cơ sở phân tầng ĐH, các trường tự chọn định hướng của mình: nghiên cứu, ứng dụng hay thực hành - làm gì thì phấn đấu theo chỉ tiêu đó. Nếu, giả sử, một trường làm theo hướng thực hành thì phải đầu tư lại cơ sở vật chất, kết nối với doanh nghiệp và đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp... Ngành sẽ quản về chất lượng, hiệu quả khi sử dụng kinh phí và hoàn thiện theo hướng phân tầng.

Hiện nay, có khá nhiều trường phải bán và có trường bán đi bán lại; hậu quả là, có trường, sinh viên vừa học vừa ngắm sân vận động, hôm nào có sự kiện thì sinh viên phải nghỉ. Bộ làm gì để đảm bảo người học không phải chịu ảnh hưởng của những cuộc sang nhượng, mua đi bán lại?

Không có chuyện người học bị ảnh hưởng. Trường phải đổi chủ là theo hướng kêu gọi đầu tư. Người mới góp tiền và người có tỷ lệ cao có quyền chi phối. Mọi việc chỉ có vậy, không ảnh hưởng đến người học. Lấy ĐH Bắc Hà làm ví dụ, trường này đã bị thanh tra toàn diện, bị dừng tuyển sinh một năm (2014). Năm nay trường này xin tuyển sinh nhưng Bộ không cho phép và kiên quyết chỉ đạo: bao giờ xây được trường thì mới cho phép tuyển sinh!

Cần chỉ ra giáo dục của Việt Nam đang đứng ở đâu?

Đổi mới căn bản toàn diện là do giáo dục, đào tạo tụt hậu quá xa?

Nội dung về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; Phát triển nguồn nhân lực của đất nước đã được trình bày cô đọng, súc tích trong phần V của Báo cáo chính trị. Về cơ bản đã phản ánh được đầy đủ tinh thần Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Tuy nhiên, Cần đưa vào báo cáo chính trị một nhận định quan quan trọng về nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém, đó là việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng.
dịch vụ hoàn thuế tncn tndn gtgt
Chính vì vậy mà nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn. Do đó, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
Có một câu hỏi đặt ra khiến nhiều người băn khoăn là phải chăng chúng ta tiến hành đổi mới căn bản toàn diện là do giáo dục, đào tạo nước ta tụt hậu quá xa so với thế giới và những hạn chế, yếu kém đã trầm trọng tới mức nếu không “làm lại từ gốc” (theo cách diễn đạt của một số ý kiến) thì hậu quả khôn lường ?

Đúng là nền giáo dục của chúng ta đang bất cập trước những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và sẽ có nhiều vấn đề phải giải quyết trong quá trình thực hiện đề án đổi mới giáo dục và đào tạo, nhưng nếu chỉ vì khắc phục sự yếu kém và lạc hậu, một bài toán của riêng ta thì có lẽ chưa phải tầm của công cuộc đổi mới lần này.

Báo cáo chính trị cần làm rõ thêm một thực tế trong mấy thập niên gần đây đổi mới giáo dục đào tạo là xu thế toàn cầu. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công nghệ thông tin. Những thành tựu của sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.
dịch vụ quyết toán thuế giá rẻ
Để diễn đạt bước ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại người ta đã nói đến một thời đại tin học với sự bùng nổ thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt. Đó chính là nền tảng khoa học – công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức. Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã làm thay đổi, nếu không nói là đảo lộn nhiều triết lý, quan niệm, phương thức tổ chức và hoạt động của hầu hết các lĩnh vực mà trước hết và chủ yếu lại chính là giáo dục và đào tạo.

Các nước, bắt đầu từ những nước có nền khoa học phát triển, từ nhiều thập niên gần đây đã tiến hành xem xét lại toàn bộ hệ thống giáo dục của mình và một chuyển biến tương đối rõ là họ chuyển dần từ dạy kiến thức chuyên môn sang dạy cách tự học. Việc học tập không chỉ thực hiện ở nhà trường mà có thể ở nhà hoặc ở bất cứ đâu. Cơ hội học tập không chỉ dành cho với lứa tuổi cắp sách đến trường mà với bất cứ ai. Triết lý xã hội học tập, học suốt đời dần hình thành.

Tri thức là của chung nhân loại. Giáo dục, đào tạo là truyền thụ kiến thức nên từ bản chất lĩnh vực này đã chứa đựng thuộc tính không biên giới. Tuy nhiên, bất cứ nền giáo dục nào cũng lại chịu sự chi phối rất mạnh của văn hóa dân tộc và những bệ đỡ tư tưởng xuất phát từ những ý thức hệ khác nhau nên trong một thời gian dài từng tồn tại sự khác biệt rất xa về cấu trúc hệ thống giáo dục và cấu tạo chương trình.

Đổi mới giáo dục phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế

Đổi mới giáo dục đào tạo, phải được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Trong ý nghĩa này, công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề của riêng ta mà phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế.

Trong bối cảnh chúng ta ngày càng hội nhập quốc tế cả chiều sâu lẫn bề rộng, Báo cáo chính trị cũng cần chỉ ra giáo dục và đào tạo của ta đang đứng ở đâu?

So với trình độ phát triển của giáo dục và đạo tạo trên thế giới, có thể không khó để nhận ra chúng ta đang khác (hay tụt hậu) so với thế giới trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, chúng ta đã dừng quá lâu ở một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn. Các chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học, sau đại học đều dày đặc các kiến thức cụ thể. Với lượng tri thức mới được sản sinh ngày càng nhiều và liên tục được cập nhật vào chương trình thì tình trạng quá tải là không thể khắc phục, nếu không nói là sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Việc nhớ những kiến thức ấy đã khó, vận dụng nó vào cuộc sống lại còn khó hơn.

Tri thức cụ thể dù cho mới đến đâu vẫn là cái đã biết nên luôn lạc hậu so với thực tiễn. Theo triết lý trọng kiến thức chuyên môn nên các trường đại học ở Việt Nam pjuaafn lớn được tổ chức theo hệ thống đại học chuyên ngành. Mỗi ngành hay một khối ngành có một (một số) trường đại học.

Để phục vụ mục tiêu giáo dục trang bị kiến thức chuyên môn, hệ thống phân loại môn chính, môn phụ cũng được tiến hành một cách giản đơn như đương nhiên phải thế (trong khi đó phương châm của Đảng là giáo dục toàn diện).

Đặc biệt nghiêm trọng là hệ thống thi cử, đánh giá. Coi việc nhớ kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất nên việc thi cử tuyển đầu vào, kiểm tra trong quá trình học tập và đánh giá đầu ra đều lấy việc hỏi kiến thức cụ thể làm mục tiêu chủ yếu. Phương thức thi cử nhằm đánh giá kiến thức chuyên môn (cụ thể) sinh ra hệ lụy nan giải và những căn bệnh trầm kha khó lòng cứu chữa. Đó là học vẹt, học tủ và quay cóp.

Thứ hai, do phải mất quá nhiều thời gian và công sức để “cung cấp và tích lũy kiến thức” cụ thể (luôn quá tải) nên từ chương trình, người dạy, người học đều không còn đủ thời gian và sự quan tâm đúng mức cho việc trau dồi phương pháp, kỹ năng, học để hiểu biết về cuộc sống, về thế giới, dung dưỡng tâm hồn và đạo đức, lối sống…Nói tóm lại là học cách tự học và học làm người.

Điều đáng lo ngại là xu thế vị bằng cấp đang trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng những người đi học. Đi học chỉ cốt để lấy bằng (và tệ hơn là nếu học ít, thậm chí không học mà vẫn có bằng thì càng hay).

Nhiều bậc trí giả lo lắng không phải không có cơ sở là xã hội ta ngày càng nhiều những người có học vị, bằng cấp cao, nhưng một đội ngũ trí thức với những nhân cách đáng kính của một tầng lớp dẫn dắt xã hội dường như ngày càng thưa vắng. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên chính vẫn là từ chính những hạn chế và yếu kém của giáo dục đào tạo.

Thứ ba, một hạn chế lớn của giáo dục và đào tạo nước ta là việc dạy và học không gắn chặt với thực tiễn, nhất là các trường đại học. Đa phần các chương trình đào tạo hiện nay là những gì nhà trường và các thầy có đem áp đặt cho người học, chứ chưa phải là những cái xã hội cần.

Có một nguyên nhân quan trọng là ở nước ta trong một thời gian dài, cung và cầu của giáo dục đại học mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam là nước có truyền thống hiếu học và trọng học nên số người có nguyện vọng đi học (đúng ra là số gia đình mong muốn con vào đại học) thì đông mà số trường đại học (tốt) lại rất ít nên các cơ sở đào tạo đại học không có nhiều động lực để đổi mới.

Chương trình cũ, phương pháp dạy không thay đổi, chất lượng đào tạo không nâng cao cũng vẫn có rất đông người tranh nhau vào học. Những tiêu chí đánh giá về chất lượng giáo dục quốc tế dường như ảnh hưởng không nhiều lắm đến các trường đại học nước ta.

Thứ tư, cũng chính vì động lực đổi mới không cao và do một số nguyên nhân khác nữa, nền giáo dục của chúng ta tương đối khép kín. Về cơ bản, hệ thống giáo dục và các chương trình của các cơ sở đào tạo ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới còn có khoảng cách khá xa.

Và đặc biệt điều đáng nói là tính liên thông quốc tế của hệ thống giáo dục nói chung và của các cơ sở đào tạo nước ta nói riêng còn rất hạn chế. Nếu như ở nước ngoài (kể cả các nước Đông Nam Á), các trường đại học có thể dễ dàng trao đổi sinh viên với nhau vì họ công nhận hệ thống tín chỉ của nhau, thì điều này còn rất khó khăn với các trường đại học nước ta.

Trong hoàn cảnh nước ta, với những đặc trưng truyền thống của dân tộc và đặc điểm của đất nước hiện nay của chúng ta, đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo chỉ có thể thành công khi cả cả chỉ khi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc và với sự chung sức của toàn dân. Điều này cũng rất cần được phản ánh trong báo cáo chính trị.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Nhà nông "bắt" đất phèn "đẻ" tiền tỷ

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng

Theo Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, diện tích đất phèn của Hậu Giang chiếm khoảng 67.763ha, tập trung ở các địa phương như: Huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ, TP.Vị Thanh… Những năm gần đây, để góp phần đa dạng sản phẩm, nâng cao nguồn thu nhập, nhiều nông dân tại Hậu Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ đó đã giúp cho không ít bà con từ hộ nghèo nay vươn lên khá giàu ngay trên vùng đất chua phèn của mình.
dịch vụ rà soát làm sổ sách
Ông Cao Văn Hoàng (ấp 2, xã Thuận Hòa, thị xã Long Mỹ), cho biết: “Hiện tôi đang trồng khoảng 200 gốc mãng cầu xiêm, mỗi năm ít gì cũng thu được từ 80-100 triệu đồng, so với trồng lúa thì khỏe hơn rất nhiều”.

Mạnh dạn hơn ông Hoàng, lão nông Dương Thanh Bình (ấp 1, xã Vĩnh Viễn, thị xã Long Mỹ) chọn cho mình cây tiêu để trồng trên đất phèn. Ông Bình cho biết: “Trước mắt tui trồng 4000m2 tiêu dưới tán tràm, sau 2 năm bắt đầu thu hoạch, vụ đầu tiên tôi thu được trên 30 triệu đồng. Bước đầu thấy đây là mô hình cho hiệu quả cao, với giá tiêu khô trên thị trường khoảng 200.000 đồng/kg, mỗi nọc tiêu thu được từ 1,5-2 kg/vụ thì người trồng có thể thu được lãi cao”.

Còn tại tỉnh Sóc Trăng, với diện tích đất nhiễm phèn khoảng 73.000ha. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, nhiều nông dân ở đây đang phát triển mô hình trồng cây có múi mang lại hiệu quả cao, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Tuân thủ khuyến cáo về kỹ thuật

Theo các chuyên gia nhận định, nhờ vào các hệ thống kênh rạch tưới tiêu và rửa phèn ngăn lũ đã góp phần rất lớn cho việc chinh phục các vùng đất phèn. Bên cạnh đó, để khai thác có hiệu quả hơn nữa các vùng đất phèn thì cần thiết phải đầu tư thiết kế đồng ruộng và kỹ thuật làm đất hợp lý nhằm nâng cao hiệu suất canh tác.
dịch vụ quyết toán thuế giá rẻ
Ông Võ Xuân Tân – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, khuyến cáo: “Nếu nông dân canh tác cây trồng cạn cần lên líp cao, nhằm tránh được nước lũ dâng và xả phèn thuận lợi khi mùa mưa. Đối với canh tác lúa, việc tuyển chọn các giống lúa thích ứng trên đất phèn là rất cần thiết, các giống lúa thích hợp như nhóm giống OM”.
dich vụ làm báo cáo tài chính tại bắc ninh
“Đặc biệt, khi canh tác trên đất phèn cần lưu ý hạn chế hoặc không sử dụng những loại phân bón có chứa chất gây chua như super lân, phân đạm có chứa gốc sunphat… Ngoài ra, cần bón phân cân đối đạm, lân, kali kết hợp với vi lượng để giúp cây trồng khỏe để chống chịu tốt” – thạc sĩ Nguyễn Đức Thanh Bình – Trưởng phòng Kỹ thuật và thông tin quảng bá, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư TP. Cần Thơ lưu ý.

Nhiều năm, vẫn chưa có định nghĩa “hàng Việt”?

Theo kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, ban Tuyên giáo Trung Ương tổ chức vào tháng 5/2014, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, 92% người tiêu dùng rất quan tâm và quan tâm đến cuộc vận động; 63% người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè nên mua hàng Việt Nam.

Tại Hội nghị tập huấn tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", do Bộ Công Thương tổ chức hôm qua, ngày 27/8, ông Huỳnh Đắc Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, cần phải phân biệt rõ giữa hàng Việt Nam được sản xuất trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm vào Việt Nam, gắn thương hiệu Việt để tránh việc đồng hóa, cổ vũ nhầm.
trung tâm đào tạo kế toán tại hải phòng
"Đã 6 năm tuyên truyền, vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt nhưng định nghĩa chuẩn về hàng Việt vẫn chưa có", ông Thắng nhấn mạnh.

Tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC) - Bộ Công thương tổ chức hồi tuần trước, vấn đề này cũng được nêu ra và các chuyên gia về thương hiệu, nhãn hiệu cũng tranh luận khá gay gắt, vì tính phức tạp và chưa nhất quán trong các quy định của pháp luật hiện hành quy định về nguồn gốc xuất xứ, bao gồm nơi sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa, khâu gia công lắp ráp, quy định về nhãn mác, nguồn gốc nguyên liệu tạo thành hàng hóa…
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
Thực trạng này khiến các DN trong nước gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đưa hình ảnh của các sản phẩm, hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng, dù người tiêu dùng trong nước ở mức độ nào đó đều sẵn sàng và ủng hộ hàng hóa Việt Nam.

Để khắc phục được tình trạng nhầm lẫn về hàng Việt trong nhận thức người tiêu dùng, Bộ Công thương đã giao Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức “Tuần Nhận diện hàng Việt năm 2015”.

Đây là một chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 27/9 đến 4/10 tới, với nhiều hoạt động như hoạt náo diễu hành tuyên truyền về nhận diện hàng Việt tại Hà Nội và TP.HCM (từ 23 - 29/9), hai Hội chợ hàng Việt quy mô lớn tại Trung Tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Giảng Võ - Hà Nội) và Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM) từ ngày 27/9 - 2/10 và đêm tổng kết hoành tráng được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1.
dịch vụ hoàn thuế tncn tndn gtgt
Theo ông Vũ Hùng Sơn – Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại: Ban Tổ chức có quầy thông tin lớn tại Hội chợ, cung cấp các thông tin, hướng dẫn, quy định… để giúp người tiêu dùng nhận diện được hàng hóa Việt Nam, cũng như giới thiệu một số cách thức mà các doanh nghiệp uy tín xây dựng các yếu tố nhận diện hàng hóa, sản phẩm để các doanh nghiệp có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

“Chúng tôi không tham vọng sẽ đưa ra được một “định nghĩa” hay một “bộ tiêu chuẩn” để nhận biết hàng Việt qua chương trình này, nhưng với sự cố vấn của Hội đồng chuyên gia của chương trình, chúng tôi sẽ cung cấp một cách đầy đủ nhất các hiểu biết cơ bản, để giúp người tiêu dùng hiểu thêm về các dấu hiệu nhận biết, qua đó có lựa chọn thông minh và đúng đắn hơn khi mua hàng”, ông Sơn cho biết thêm.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

“Nghe” bánh Trung thu kể chuyện ân tình

Tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Khi tiết trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa lao động vất vả. Tết Trung thu ở các nước Á Đông đã có từ cả ngàn năm trước. Hình ảnh về Tết Trung thu của người Việt đã được minh họa bằng những họa tiết xuất hiện trên trống đồng Ngọc Lũ.

Tết Trung thu trong văn hóa truyền thống Á Đông có 3 nét nghĩa lớn. Trước hết, là dịp để người thân, bạn bè hội ngộ, đoàn viên. Thứ hai, Rằm Trung thu không chỉ là dịp để người sống vui hưởng một vụ mùa vừa thu hoạch, mà còn là lúc để sắm sửa đồ lễ, cúng dâng gia tiên, tạ ơn vì một vụ mùa đã qua. Cuối cùng, đây còn là dịp để người ta cầu mong những điều tốt đẹp cho ngày sau, khi quá nửa năm đã trôi qua, nhưng vẫn còn vài tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán.
dịch vụ hoàn thuế
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung thu, cha mẹ bày cỗ cho các con “phá cỗ”, mua lồng đèn thắp nến để các con rước đèn. Cỗ Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, hồng và các thức hoa quả khác đặc trưng của mùa thu.

Dịp Tết Trung thu có nhiều món đồ chơi truyền thống như mặt nạ giấy bồi, tò he, đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng, đèn cù, trống gỗ… Đây là dịp để cha mẹ thể hiện tình thương yêu, chăm sóc cho niềm vui tuổi thơ của con.
dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng
Ngoài ra, Trung thu là dịp sum vầy, đoàn tụ gia đình, là dịp bày tỏ lòng tri ân đối với những người có công ơn với ta. Trong dịp Tết này, món quà đem biếu tặng không xa hoa, cầu kỳ mà gói trọn những ý niệm đẹp đẽ gửi gắm trong chiếc bánh Trung thu. Đây là thức quà thơm thảo thể hiện những ý nghĩa sâu xa, đậm đà văn hóa Á Đông.

Bánh Trung thu cũng giống như bánh chưng, đều có vỏ bánh bọc lấy các loại nhân. Hình ảnh bao bọc, lớp lang trong ngoài thể hiện tình cảm gắn bó, bao bọc lẫn nhau. Nguyên liệu làm bánh Trung thu đều là những sản vật nông nghiệp thân quen, nên đây được coi là thứ bánh dân dã

Ngoài bánh Trung thu hình vuông, hình tròn, còn có bánh Trung thu kiểu lợn mẹ - lợn con, tượng trưng cho tình thân gắn bó và khát vọng sinh sôi nảy nở, hay bánh hình cá chép với ngụ ý nhắc nhớ về truyền thuyết “cá chép hóa rồng”…

Tuy vậy, bánh Trung thu hình tròn có lẽ là đúng nhất với ý nghĩa của dịp Tết Trung thu, bởi hình bánh tròn gợi nhớ tới mặt trăng, ngoài ra, theo quan niệm truyền thống Á Đông, Tết Trung thu là Tết “đoàn - viên” (“đoàn” là đoàn tụ, “viên” gợi nhắc tới hình tròn).
dịch vụ hoàn thiện làm báo cáo tài chính
Tết Trung thu, giữa tiết trời thanh mát, lòng người dọn bớt ngổn ngang, lắng trong lại để ngồi bên nhau thưởng trăng, thưởng trà, ăn miếng bánh Trung thu thơm thảo trong đêm Rằm đẹp nhất năm.

Ngày Rằm, con cháu sẽ dâng bánh Trung thu lên bàn thờ gia tiên. Con cái đã thành gia thất trở về thăm ông bà, cha mẹ để biếu món bánh tinh túy.

Tăng 19 bậc, Việt Nam vượt Thái Lan về chỉ số sáng tạo toàn cầu

Việc xây dựng GII của Đại học Cornell và WIPO dựa trên 2 nhóm tiểu chỉ số là nhóm tiểu chỉ số đầu vào và nhóm tiểu chỉ số đầu ra. Nhóm tiểu chỉ số đầu vào bao gồm 5 tiểu chỉ số chủ yếu là thể chế, vốn con người và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của thị trường, môi trường kinh doanh. Nhóm tiểu chỉ số đầu ra bao gồm 2 tiểu chỉ số là tiểu chỉ số đầu ra công nghệ và tri thức, các kết quả sáng tạo.
học kế toán thực tế tp hcm
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) có mối quan hệ với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức xếp hạng 52/141 của Việt Nam cao hơn nhiều quốc gia/nền kinh tế có GDP trên đầu người cao hơn Việt Nam như South Africa (Nam Phi), Serbia, Brazil, Uruguay… Báo cáo GII phân chia các quốc gia/nền kinh tế thành 3 nhóm có chỉ số ĐMST khác nhau: nhóm dẫn đầu, nhóm thành đạt về ĐMST và nhóm tụt hậu. Việt Nam được xếp hạng trong “nhóm thành đạt” và có vị trí khá tốt trong nhóm này.
dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán
Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số ĐMST của Việt Nam xếp thứ 3 sau Singapore (số 7 trong nhóm dẫn đầu) và Malaysia (số 32) và xếp trên Thái Lan (số 55). Chỉ số ĐMST của Việt Nam được xếp hạng tăng cao chủ yếu là do các tiểu chỉ số đầu ra được đánh giá cao (hạng 39) trong khi tiểu chỉ số đầu vào của Việt Nam thấp (hạng 78). Tiểu chỉ số ĐMST đầu ra của Việt Nam cao hơn Thái lan (hạng 62). Do xếp hạng các tiểu chỉ số ĐMST đầu ra của Việt Nam cao hơn nhiều so với xếp hạng của các tiểu chỉ số đầu vào, tỷ lệ hiệu suất ĐMST (được đo bằng tỷ lệ điểm số của tiểu chỉ số ĐMST đầu ra trên điểm số tiểu chỉ số ĐMST đầu vào) của nước ta được Báo cáo GII xếp trong 10 nước đứng đầu (hạng 9).
dịch vụ kế toán quận gò vấp
Vì sao chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng?

Theo đánh giá của Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN), chỉ số ĐMST gia tăng chủ yếu là do các tiểu chỉ số đầu ra tăng mạnh. Điều này cũng có nghĩa là kết quả đầu tư của Nhà nước cho KH&CN cũng đã được đánh giá tốt hơn. Các sản phẩm đầu ra sáng tạo như các bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế gia tăng; kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ứng dụng cao hơn vào sản xuất, đời sống. Đây cũng là một chỉ báo tốt rằng việc thực thi Luật KH&CN đang từng bước đạt được hiệu quả. Thông qua các quy định bắt buộc phải công bố kết quả nghiên cứu với các nhiệm vụ cấp Quốc gia, cấp Bộ; thông qua cơ chế đặt hàng của Nhà nước, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được tăng cường ứng dụng vào sản xuất, đời sống. Kết quả này cũng phần nào thể hiện các nỗ lực của Bộ KH&CN trong việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển hóa các thành tựu KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường KH&CN.

Trao đổi với PV Dân trí, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân thẳng thắn nhìn nhận: Có thể nói chỉ số này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đây là đánh giá hết sức khách quan của WIPO kết hợp với Đại học Cornell (Hoa Kỳ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp). Để đưa ra được đánh giá các tổ chức này đã dựa trên số liệu của 79 tiêu chí được thống kê từ các quốc gia. Cho nên có thể nói xếp hạng này đánh giá thực chất sự đổi mới sáng tạo của các nền kinh tế. Nhiều người cũng cho rằng chỉ số này thể hiện trình độ phát triển công nghệ của một quốc gia vì các tiêu chí cũng thể hiện tương đối tổng hợp.

Trong số 79 tiêu chí này có nhiều tiêu chí liên quan đến đầu vào, đầu ra của khoa học và công nghệ, từ thể chế, nhân lực, hạ tầng cho tới đầu tư rồi các sản phẩm khoa học được công bố cũng như kết quả khoa học được ứng dụng. Như vậy thông qua chỉ số xếp hạng của WIPO thì có thể thấy năm vừa rồi Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện thứ hạng của mình.

“Rất nhiều năm trước đây chúng ta vẫn loay hoay ở trong thứ hạng trên 70 nhưng bắt đầu từ năm 2013 đã bắt đầu có chiều hướng tốt lên. Nếu như năm 2013 chúng ta xếp hạng thứ 76 thì năm 2014 tăng lên 71 và năm nay là 52” – Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chỉ số ĐMST tăng 19 bậc đã ghi nhận sự nỗ lực của Việt Nam khi chúng ta bắt đầu có Luật KH&CN từ năm 2013. Trên thực tế, Luật này có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng thực sự phải đến năm 2015 mới có thể đưa Luật vào cuộc sống vì toàn bộ năm 2014 chúng ta tập trung vào việc xây dựng các văn bản hướng dẫn.

Có thể thấy Luật có tác dụng rất lớn với 3 trụ cột là đổi mới phương thức đầu tư, cơ chế tài chính và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN bước đầu đã đem lại sức sáng tạo, sức sống mới cho KH&CN Việt Nam. Các nhà khoa học đã đánh giá Luật có nhiều chuyển biến rất tốt, đặc biệt là các sản phẩm KH&CN phát triển rất nhanh. Công bố quốc tế năm 2014 của KHCN Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 2.600 bài quốc tế trên tạp chí ISI. Số lượng sáng chế cũng tăng lên đáng kể. Số sản phẩm khoa học của Việt Nam đã có sản phẩm lên vị trí hàng đầu trong khu vực và tương xứng với trình độ quốc tế.

Cần cải thiện tiểu chỉ số đầu vào

TS Nguyễn Quang Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN chia sẻ: Hiện nay tiểu chỉ số đầu vào của Việt Nam còn thấp (hạng 78). Về lâu dài, muốn duy trì thứ hạng cao trong xếp hạng về chỉ số đổi mới, ngoài việc giữ được thứ hạng cao của các tiểu chỉ số đầu ra, các tiểu chỉ số đầu vào cần được cải thiện. Nếu không cải thiện được thứ hạng của các tiểu chỉ số đầu vào, sớm hay muộn chỉ số ĐMST của Việt Nam sẽ không giữ được vị thế như hiện nay.

Theo TS Tuấn, để tăng chỉ số ĐMST thì cần tiếp tục cải cách thể chế để tạo môi trường thuận lợi hơn cho các sản phẩm ĐMST. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý KH&CN, tăng cường hiệu quả và chất lượng hoạt động của các trường đại học và viện nghiên cứu. Cơ chế tài chính cho KH&CN đang được cải thiện và cần tiếp tục đổi mới mạnh hơn nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động sáng tạo.

Tăng cường đầu tư cho KH&CN nhằm cải thiện các tiểu chỉ số đầu vào. Nhà nước cần thực hiện và cam kết đầu tư cho KH&CN không dưới 2% chi ngân sách và đảm bảo việc gia tăng đầu tư cho KH&CN nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc thu hút các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN là một trong các trọng tâm của chính sách nhà nước trong những năm tới đây.

Bên cạnh đó, cần tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Môi trường kinh doanh của nước ta cần được cải thiện theo hướng để cho doanh nghiệp ngày càng nhận thức được đổi mới công nghệ là một trong các yếu tố sống còn cho sự tồn tại và phát triển trên thị trường. Ở đây, hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực hấp thu và làm chủ công nghệ mới của doanh nghiệp. Nhà nước xây dựng các biện pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng cường năng lực hấp thu và làm chủ công nghệ mới.

“Giữ vững và phát huy được thứ hạng tốt về chỉ số ĐMST trong Báo cáo GII không chỉ là trách nhiệm của Bộ KH&CN mà còn là trách nhiệm của tất các các Bộ, ngành và địa phương. Trong đó, việc chủ động hội nhập với các thị trường tài chính quốc tế, cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam là các yếu tố trọng yếu để cải thiện thứ hạng của các tiểu chỉ số đầu vào”- TS Tuấn nhấn mạnh.

Phân tích thêm vấn đề, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay, nếu như trước năm 2010 theo xếp hạng của WIPO Việt Nam còn đứng thứ 7 trong ASEAN, nhưng rồi sau đó đã lần lượt vượt qua Philippines, Indonesia trong năm 2013. Đến năm 2014 Việt Nam vượt qua Brunei. Năm nay thì Việt Nam vượt qua Thái Lan. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà Chiến lược phát triển KHCN cũng như Nghị quyết 20 của Trung ương đặt ra là đến năm 2020 Việt Nam lọt top các nước dẫn đầu trong ASEAN. Lúc đó chúng ta đặt mục tiêu chỉ lọt trong top 3, thậm chí còn lo lắng về mục tiêu này. Tuy nhiên chưa đến năm 2020 chúng ta đã lọt vào top 3. Với kết quả như vậy chúng ta có niềm tin để phấn đấu Việt Nam vẫn trong top 3 nhưng khoảng cách với nước thứ 2 là Malaysia sẽ được rút ngắn một cách đáng kể. Hiện nay Malaysia đang xếp thứ 32 (tức là trên Việt Nam khoảng 20 bậc).

“Để rút ngắn khoảng cách này chúng ta còn phải tiếp tục phấn đấu nhưng với tốc độ như thời gian qua thì đến năm 2020 Việt Nam có thể củng cố được vị trí số 3 của ASEAN với thứ hạng cao hơn” – Bộ trưởng Nguyễn Quân bày tỏ.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, nếu chúng ta tiếp tục đổi mới theo đúng tinh thần của Nghị quyết 20 của Trung ương cũng như Luật KH&CN năm 2013 thì Việt Nam có quyền hy vọng sẽ tiếp tục được xếp thứ hạng cao hơn nữa.

Cơn sốt cau non: Từng lỗ 700 triệu đồng vì thương lái Trung Quốc ngừng lấy hàng

Lùng sục khắp nơi tìm cau non

Thời gian gần đây, các thương lái ở Khánh Hòa đã có dịp “ăn nên làm ra” nhờ nghề đi thu mua cau non. Để có cau non cung ứng cho các đại lý, các thương lái lùng sục khắp nơi để tìm nguồn hàng.
dịch vụ kế toán thuế tại hải phòng
Theo các thương lái, thu nhập nghề mua cau tùy thuộc vào nguồn hàng mua được nhiều hay ít. Nếu ai mua được nhiều thì kiếm được 8-10 triệu đồng/tháng, người nào ít hơn thì 4-6 triệu đồng/tháng.

Ông Lê Thanh Minh (xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), một thương lái mua cau cho biết, bình quân mỗi tháng ông thu mua được khoảng 1 tấn cau non, lãi khoảng 10 triệu đồng. “Thấy đi mua cau có ăn, tôi chuyển sang đi mua cau cũng đã được một thời gian. Ngày nào tôi cũng đi đến các vườn cau ở Nha Trang, Diên Khánh… để hỏi mua”, ông Minh cho biết.
dịch vụ kế toán tại hưng yên
Ông Nguyễn Quốc Chí, một chủ cơ sở thu mua cau non trên QL1A, đoạn qua xã Diên Thạnh (huyện Diên Khánh), cho biết, sở dĩ giá cau tăng mạnh là vì thương lái Trung Quốc đang cần một lượng lớn cau non để sản xuất kẹo cau xuất sang các nước Đông Nam Á.

“Nhiều người nói thương lái Trung Quốc thu mua cau non là gây hại cho chúng ta, nhưng thực tế không phải. Chúng tôi có loại kẹo cau này, ăn rất thơm họng, mát và rất ngon”, ông Chí nói. Để minh chứng, ngay lập tức ông Chí đã trưng ra cho chúng tôi xem một bịch mà ông gọi là kẹo có in chữ Trung Quốc. Ông này khẳng định đó là loại kẹo cau được sản xuất từ cau sấy khô.
dịch vụ kế toán thuế báo cáo tài chính tại tp hcm
Theo các chủ đại lý thu mua cau non ở huyện Diên Khánh, cau non sau khi nhập tại đại lý sẽ được một chủ đầu nậu ở Hải Phòng mua lại rồi chuyển đến xã Diên Bình để sấy khô bán sang Trung Quốc. Hiện nay “lò” sấy này đang tạo việc làm cho gần chục người, với mức lương 3-5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Lê Thị Mai (thôn Lương Phước, xã Diên Bình), cho biết, công việc hàng ngày của chị ở lò sấy cau là thực hiện việc tách cau non ra khỏi buồng. “Mỗi ngày tôi tách được 10-12 bao tải (loại 40kg/bao - PV). Nhờ nghề vạch trái cau mà tôi kiếm được trung bình 3 triệu đồng/tháng”, chị Mai chia sẻ. Theo chị Mai, do công việc nhẹ nhàng nên nhiều người lớn tuổi đang làm ở đây

ĐBSCL: Tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất nước

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ý kiến thảo luận cần đi thẳng vào những khó khăn cụ thể trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề tại từng địa phương. Từ đó làm rõ đặc thù, đề xuất, kiến nghị cụ thể về cơ chế, giải pháp tháo gỡ để giáo dục đào tạo và dạy nghề ĐBSCL có chuyển biến mạnh mẽ giai đoạn tới. đào tạo kế toán cho giám đốc

ĐBSCL: Vẫn là vùng trũng về giáo dục

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL trong năm học 2014-2015, toàn vùng có 3.103 trường tiểu học (giảm 99 trường so với năm học 2011-2012), trong đó có 1.013 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 32,93%. Quy mô học sinh toàn vùng hơn 1,5 triệu học sinh, tăng 1% so với năm 2011-2012; tỉ lệ huy động học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi tăng dần qua các năm và đạt 98,31% năm học 2014-2015.
dịch vụ thành lập công ty
Toàn vùng có 1.468 trường THCS, trong đó có 384 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 26,15%. Tuy nhiên tỷ lệ huy động học sinh THCS trong vùng chỉ đạt 82,6% (cả nước 88,2%). Năm học 2014-2015, toàn vùng có 466 trường THPT (tăng 19 trường so với năm học 2011-2012), trong đó có 57 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 12,23%. Tỷ lệ huy động học sinh THPT trong độ tuổi cũng chỉ đạt 46,9% (tỷ lệ cả nước 59,4%, Tây Bắc 55,4%, Tây Nguyên 50,05%).

Hiện nay tình trạng học sinh ở các cấp học vùng ĐBSCL có tỷ lệ bỏ học vẫn còn cao nhất nước, cụ thể: Ở bậc THPT là 3,94% (cả nước 1,79%, Tây Bắc 1,99%, Tây Nguyên 1,32%); cấp THCS 3,26% (cả nước 1,37%, Tây Bắc 1,04%, Tây Nguyên 1,3%) và bậc tiểu học là 0,45% (cả nước 0,16%, Tây Bắc 0,1%, Tây Nguyên 0,3%).

Năm học 2014-2015, toàn vùng ĐBSCL có 197.208 giáo viên, giảng viên, tăng 9% so với năm học 2011-2012 (180.775 giáo viên), trong đó giáo viên mầm non là 27.911 người; giáo viên tiểu học 76.999 người; giáo viên THCS 54.439 người; giáo viên THPT 25.153 người… Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, tình trạng thiếu giáo viên mầm non ở một số địa phương vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó cơ sở vật chất vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều phòng học xuống cấp, toàn vùng còn 1.233 phòng học tạm, hệ thống phòng chức năng thiếu chưa đảm bảo cho việc dạy và học.
dich vụ làm báo cáo tài chính tại bắc ninh
Trong lĩnh vực giáo dục ĐH, năm học 2014-2015, vùng ĐBSCL có 43 trường ĐH, CĐ (trong đó có 17 trường ĐH, 26 trường CĐ), ngoài công lập có 6 trường ĐH (tỉ lệ 14%). Trong 5 năm (2011 - 2015) đã thành lập thêm 6 trường (4 trường ĐH và 2 trường CĐ). Quy mô sinh viên chính quy của vùng là 130.896 sinh viên (trong đó ĐH là 86.230 và CĐ là 44.666), tăng 9% so với năm học 2011- 2012. Tuy nhiên tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, tỉ lệ sinh viên trình độ ĐH cao, chiếm trên 70% tổng quy mô; quy mô khối ngành kinh tế trên 30% trong tổng số sinh viên đào tạo đang là vấn đề bất cập.

Về đào tạo nghề so với mục tiêu của Quyết định số 1033/QĐ-TTg thì các chỉ tiêu phát triển dạy nghề trong vùng không đạt, cụ thể là: Số trường cao đẳng nghề đạt 78% (17/22 trường), số trường trung cấp nghề đạt 97,14% (34/35 trường). Quy mô tuyển sinh dạy nghề bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 mới chỉ đạt 56%. Cơ cấu tuyển sinh học nghề theo trình độ còn chênh lệch, mới chỉ tập trung vào trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng năm 2015 ước đạt 35,2%, đã tăng so với năm 2010 (23,5%) nhưng còn thấp so với bình quân cả nước (40,6%).

Sẽ tập trung nâng cao giáo dục toàn diện!

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nói: việc một số chỉ tiêu về phát triển giáo dục của vùng ĐBSCL chưa đạt được theo kế hoạch đề ra xuất phát đặc thù ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là vùng sông nước, dân cư phân bố không tập trung ảnh hưởng đến việc huy động học sinh đến trường; một số cơ sở giáo dục chưa phát huy hết quyền tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, chưa chủ động đổi mới nội dung, việc đầu tư cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực chưa đồng bộ...

“Để phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế nêu trên, trong giai đoạn 2016-2020 Ngành giáo dục sẽ tập trung nâng cao giáo dục toàn diện, quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại học và dạy nghề phù hợp với quy mô phát triển, điều kiện vùng sông nước, chuyển đổi trọng tâm từ phát triển quy mô sang nâng cao chất lượng và hiệu quả, đào tạo theo nhu cầu của thị trường và xã hội, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo...” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phát triển Giáo dục & đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015. Phó Thủ tướng cũng đề nghị, trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan tập hợp các ý kiến đóng góp của các địa phương vùng ĐBSCL, hoàn chỉnh các mục tiêu, giải pháp phát triển GD&ĐT, dạy nghề giai đoạn 2016-2020 trình Chính phủ xem xét quyết định. Đồng thời, dựa trên đặc thù của vùng các Bộ, ngành và các địa phương vùng ĐBSCL cần chủ động, linh hoạt xin chủ trương thí điểm một số mô hình giáo dục. Nghiên cứu xây dựng mô hình trường, phân hiệu vệ tinh giống như lĩnh vực y tế...”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh: “ĐBSCL là vùng trũng về giáo dục, chúng ta cần phải nhìn nhận thẳng thắn vấn đề của mình để sắp xếp lại. Tôi muốn thời gian tới chúng ta có một quyết định 1033 mới với mục tiêu sát thực tế hơn” - Phó Thủ tướng nói.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Lạm phát tháng 9 lần đầu tiên “âm” trong 1 thập kỷ

Tổng cục Thống kê vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015 với mức giảm 0,21% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2014. CPI tính bình quân 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng trong đó, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng mạnh nhất với mức tăng lên tới 1,24%. Trong khi đó, tại 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm thì nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,68%; bưu chính viễn thông giảm 0,07%. Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,17%.
dịch vụ thành lập công ty
Cơ quan thống kê cho rằng, nguyên nhân khiến CPI tháng 9 giảm chủ yếu đến từ việc giá xăng được điều chỉnh giảm vào ngày 19/8 và ngày 3/9, trong đó giá xăng giảm 1.970 đồng/lít, giá dầu diezel giảm 550 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm 830 đồng/lít. Giá xăng dầu giảm làm cho nhóm giao thông giảm 3,17% góp phần giảm CPI chung của tháng 9 khoảng 0,28%.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/9/2015 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 12.000đ/bình 12 kg. Mức giá phổ biến ở mức 270.000đồng/ bình 12kg (Giá gas trong nước điều chỉnh giảm do giá gas nhập khẩu trong tháng 8 giảm 62,5 USD/tấn chốt giá ở mức 330 USD/tấn). Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas liên tục giảm nhẹ với tổng mức giảm là 37.500 đồng/bình 12 kg.

Ngoài ra, do thời tiết chuyển sang mùa Thu nên nhu cầu sử dụng điện giảm làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt giảm 0,32%. Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào cùng với giá xăng dầu giảm làm chi phí vận chuyển giảm nên chỉ số lương thực, thực phẩm giảm 0,14%.
dịch vụ kế toán tại hưng yên
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đà giảm của CPI cũng đã được “hãm” lại đáng kể với việc 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí và nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tăng cho học sinh vào năm học mới tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 1,24% đóng góp vào CPI chung 0,07%; Cùng với đó, giá dịch vụ y tế một số tỉnh được điều chỉnh tăng làm cho chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0,5% so với tháng trước.
dịch vụ kế toán thuế tại hải phòng
Trong 10 năm gần đây, lần đầu tiên CPI tháng 9 giảm so với tháng trước. Tổng cục Thống kê cho hay, CPI tháng 9/2015 so với tháng 12 cũng tăng thấp nhất và tăng dưới 1%.

Giữa bất ổn, đại gia Việt vẫn thu đều ngàn tỷ

Điểm nóng của thế giới

Gần 3 tuần qua, cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát tăng khá mạnh, khoảng hơn 14%, từ mức 28.000 lên sát 32.000 đồng/cp. Nhờ đó mà ông chủ Trần Đình Long đã nhanh chóng vượt đại gia BĐS - nông nghiệp Đoàn Nguyên Đức, trở thành người giàu thứ hai trên TTCK, chỉ sau tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng.

Sở dĩ cổ phiếu Hòa Phát tăng mạnh trong bối cảnh thị TTCK Việt Nam ảm đạm là bởi doanh thu và lợi nhuận tăng vọt.

Trong quý II/2015, lãi sau thuế của HPG đạt hơn 1,24 ngàn tỷ đồng, tăng tới hơn 31% so với cùng kỳ năm trước, nâng lãi ròng trong 6 tháng đầu năm lên gần 1,9 ngàn tỷ đồng. Doanh thu thuần quý II đạt hơn 7,7 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 16%.

Như vậy, trái với những lo ngại về ảnh hưởng của một nền kinh tế thế giới bất ổn mà hàng loạt các cổ đông cũng như chính lãnh đạo DN này lo ngại, HPG đã ghi nhận quý kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay.

Trong lĩnh vực săm lốp, trong 6 tháng, Cao su Miền Nam (CSM) chứng kiến doanh thu tăng 60%, lợi nhuận tăng 16%. Lợi nhuận của Cao su Đà Nẵng DRC cũng tăng ở mức tương tự, trong khi Cao su Sao Vàng SRC tăng hơn 40%,...

Nhiều doanh nghiệp BĐS, sau một thời gian khó khăn, cũng bắt đầu có lãi, thậm chí lãi to. CEO Group báo lãi ròng quý II tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ nhờ doanh thu tăng gấp đôi. Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 3 lần, còn lợi nhuận tăng 4,6 lần. FLC Group cũng chứng kiến lãi ròng quý II tăng 3,4 lần so với cùng kỳ... Nhiều DN công nghiệp như Itaco cũng có lợi nhuận tăng 80%. Các DN dệt may tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.

Nhìn tổng thể, có thể thấy ngoài sự khó khăn của một số DN nông thủy sản, một số DN thuộc lĩnh vực vận tải biển..., thì phần lớn các DN công nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, đang phát triển khá ấn tượng.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Điều đó phần nào giải thích cho những nhận định của thế giới về kinh tế Việt Nam.

Ông Eric Sidgwick, tân Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sáng 22/9 nhận định rằng, Việt Nam đã bước vào quỹ đạo tăng trưởng cao trở lại. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ vượt kỳ vọng trong 2015 và 2016.

Tuần trước, Bloomberg đánh giá, Việt Nam là một trong những điểm sáng hiếm hoi còn sót lại của các thị trường kinh tế mới nổi, sẽ đứng vững trước bão kinh tế toàn cầu và khuyến nghị các nhà đầu tư xem xét rót tiền vào đây.
dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Trước đó, ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ, cũng cho rằng, Việt Nam đang ở trạng thái bình ổn một cách xuất sắc khi chống đỡ với suy thoái thương mại trong khu vực và là nền kinh tế duy nhất ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực về xuất nhập khẩu.

Thế giới bất định, Việt Nam là ngoại lệ?

Trong báo cáo Asian Development Outlook 2015 công bố sáng 22/9, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ mức 6,1% trong dự báo đầu năm lên 6,5% cho năm 2015 (6,6% năm 2016); lạm phát giảm từ 2,5% xuống còn 0,9% cho 2015 và mức 4% giữ nguyên cho 2016.

Như vậy, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trái ngược hoàn toàn với các khu vực tại châu Á, khi mà mức tăng trưởng đều giảm.

Theo ADB, đó là do Việt Nam có sản lượng công nghiệp tăng mạnh, chi tiêu tiêu dùng tăng, tăng trưởng tín dụng vượt trội, FDI tăng, lạm phát được kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mô được cải thiện. Cụ thể trong 8 tháng, giải ngân FDI tăng lên tới 8,5 tỷ USD. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI cho thấy sản xuất mở rộng trong 24 tháng liên tiếp; tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng vượt mục tiêu 13-15%,... Thời gian tới, các chính sách nới room chứng khoán và BĐS cũng sẽ góp phần nâng đỡ tăng trưởng.

Trên thực tế, các DN trong khu vực công nghiệp cũng như BĐS đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng. Chi phí kinh doanh giảm theo thế giới đã giúp không ít DN như thép Hòa Phát, cao su, BĐS,... hưởng lợi.
học kế toán tổng hợp thực hành
Tuy nhiên, cũng còn không ít mối lo. ADB cho rằng, triển vọng thương mại Việt Nam có thể trở nên ảm đạm nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm. Giả cả hàng hóa thế giới giảm sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của một số hàng hóa chủ lực như dầu thô, nông sản. Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng lo ngại về khả năng cân đối ngân sách của Việt Nam và nợ công tăng nhanh.

Nhiều dấu hiệu cho thấy, kinh tế Việt Nam là điểm sáng so với thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, lợi thế dường như vẫn là ngắn hạn. Việt Nam được đánh giá đang hưởng lợi do giá nguyên liệu đầu vào bao gồm xăng dầu ở mức thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, thị trường vốn kém phát triển hơn nên ít chịu ảnh hưởng về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Ngoài ra, kinh tế Việt Nam cũng vừa thoát qua giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng 2008 và đang trong thời kỳ phục hồi.

Kinh tế thế giới được đánh giá ngày càng khó đoán định. Các nền kinh tế phụ thuộc ngày càng chặt chẽ nhau. Chính sách hỗ trợ hoặc những lợi thế cạnh tranh thông qua hỗ trợ, hay thúc đẩy xuất khẩu chỉ là ngắn hạn. Tăng trưởng nhờ vào hiệu quả đầu tư, từ đồng vốn của tư nhân cho tới nhà nước, chất lượng đầu tư cũng như khả năng cắt giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới là lâu dài.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Nhiều trường vẫn mòn mỏi chờ thí sinh

Còn trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định chỉ nhận được 11 hồ sơ xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia. Như vậy, so với chỉ tiêu 400 ở đợt xét tuyển NVBS đợt 2, dự kiến trường sẽ tiếp tục xét tiếp NVBS đợt 3. Ths Trần Kim Phước, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định than thở rằng “so với mọi năm thì tình hình tuyển sinh của trường ảm đạm, không biết thí sinh năm nay đi đâu”. Ông Phước cho biết chỉ tiêu hệ ĐH của trường là 750, nhưng mới gọi nhập học được hơn 500 em. Trong khi đó, ở bậc CĐ cũng còn thiếu hơn 100 chỉ tiêu.

Tương tự, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ tiếp nhận được gần 100 hồ sơ trong đợt xét tuyển NVBS đợt 2 vừa qua. Với tình hình này, trường sẽ chính thức nhận hồ sơ xét tuyển NVBS đợt 3 từ ngày 25/9 đến 15/10 với 1.400 chỉ tiêu xét tuyển cho tất cả các ngành đào tạo.
dịch vụ kế toán tại tây hồ
Bên cạnh đó, dù nhận ít hồ sơ nhưng một số trường cho biết sẽ không tiếp tục xét tuyển đợt 3. Dù chỉ nhận được khoảng 20 hồ sơ trên 380 chỉ tiêu, nhưng Trường ĐH Hoa Sen quyết định kết thúc tuyển sinh bởi tỷ lệ nhập học của trường đã đạt gần 95%.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại gia lâm
ThS. Trương Thị Ngọc Bích, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh - Truyền thông trường ĐH Kinh tế tài chính TPHCM cho biết kết thúc đợt xét tuyển NVBS đợt rồi trường chỉ nhận được 60 hồ sơ trên 200 chỉ tiêu. Dù vậy, trường cũng sẽ không xét thêm NVBS đợt nào nữa vì nếu xét tiếp sẽ kéo dài đến tận tháng 10 sẽ trễ so với lịch học của trường. “Với đặc thù sinh viên phải học tiếng Anh trước mới học tiếp các môn khác nên trường kết thúc đợt tuyển sinh sớm để xếp lịch học cho tân sinh viên. Bên cạnh đó, năm nay trường cũng có trên 500 thí sinh nhập học, so với mọi năm thì khá khả quan”
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tp hcm
Trong khi đó, Ths Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông cho biết trường nhận được tổng cộng 600 hồ sơ trong đợt xét tuyển NVBS đợt 2 nhưng khả năng chỉ 40% là trúng tuyển tức khoảng 200 hồ sơ.

Theo ông Quốc Anh, mặc dù số thí sinh đăng ký nhiều nhưng đa phần các em đã từng trúng tuyển vào một trường nên vẫn mang phiếu báo điểm đăng ký xét tuyển và số đó chiếm đến 60%. Mặc dù vậy, trường vẫn quyết định không xét tuyển thêm đợt nào nữa vì số thí sinh nhập học các đợt trước đã đạt được 90%. Từ tuần sau trưởng sẽ triển khai lịch học giáo dục quốc phòng, ngoại trừ các em nhập học trễ.

Kiến nghị tạm ngừng đào tạo theo chế độ cử tuyển

Công văn của UBND tỉnh Cà Mau gửi Bộ GD-ĐT nêu rõ, nguyên nhân kiến nghị tạm ngừng đào tạo chế độ cử tuyển là do từ năm 2007 đến năm 2014, tỉnh Cà Mau đã cử đi học 250 người, tốt nghiệp 106 người, nhưng chỉ có 47 người được bố trí việc làm (trong đó 26 người biên chế, còn lại là hợp đồng - PV), 59 trường hợp vẫn chưa được bố trí được việc làm.
học kế toán cho giám đốc
Ông Trần Hồng Quân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh đang rà soát các địa phương còn thiếu biên chế để tìm cách bố trí việc làm cho các em. Nếu số sinh viên cử tuyển thừa ngoài biên chế thì sẽ sắp xếp cho hợp đồng theo công việc đặc thù, khi nào có chỉ tiêu biên chế sẽ tuyển dụng.
học làm báo cáo tài chính năm thực hành
Liên quan đến vấn đề bố trí việc làm cho sinh viên cử tuyển ở Cà Mau, như Dân trí đã đưa tin về việc nhiều HS SV con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học chế độ cử tuyển, phần đông là con em đồng bào dân tộc Khmer có học lực tốt, bằng đại học loại giỏi nhưng vẫn phải chịu cảnh “ngồi chơi xơi nước”. Một trong những nguyên nhân chính là do tỉnh này đã quá thừa biên chế nên không bố trí được việc làm cho sinh viên cử tuyển.
dịch vụ kế toán thuế tại tp hcm
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc lập kế hoạch đào tạo theo chế độ cử tuyển năm 2015 đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Australia: Tân thủ tướng, tân chính sách

Sáng 21/9, nội các mới của tân Thủ tướng Australia cũng đã tuyên thệ nhậm chức trước Toàn quyền Peter Cosgrove. Thành phần nội các mới gồm 21 bộ trưởng, tăng so với nội các cũ chỉ có 19 bộ, với nhiều nghị sỹ trẻ hơn và có tới 5 nữ, trong đó bà Marise Payne trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Australia.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Ông Turnbull đã bổ nhiệm mới và chuyển đổi nhiều vị trí, song vẫn giữ lại một số bộ trưởng chủ chốt như Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop, Bộ trưởng Tài chính Mathias Cormann, Bộ trưởng Thương mại Andrew Robb, Bộ trưởng Môi trường Greg Hunt, Bộ trưởng Nhập cư và Bảo vệ biên giới Peter Dutton.

Ông Turnbull nhấn mạnh: “Người dân Australia cần những hành động thực tế có sức thuyết phục, chứ không phải là những khẩu hiệu suông. Chính phủ Australia sẽ thổi một luồng gió mới vào nền kinh tế đất nước, qua một nội các biết tôn trọng ý nguyện của nhân dân, có khả năng ứng phó với các vấn đề phức tạp để đưa ra được quyết sách kịp thời và thích hợp”.

Ông Turnbull cho biết, ông dự định điều hành chính phủ đến hết nhiệm kỳ chứ không tổ chức bầu cử sớm và cam kết, chính phủ của ông sẽ là một chính phủ tự do hoàn toàn hướng tới từng cá nhân và nền kinh tế Australia.
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
“Chính phủ mới sẽ tập trung vào việc đảm bảo rằng, trong những năm tới, chúng ta có thể tận dụng được lợi thế khi thế giới trở nên cạnh tranh hơn và các cơ hội cũng nhiều hơn”. Theo ông Turnbull, Australia trong tương lai sẽ là một đất nước đầy sáng tạo, linh hoạt và luôn đổi mới.

Phát biểu sau cuộc cải tổ, tân Thủ tướng Turnbull tuyên bố nội các mới sẽ là nền tảng cho một “chính phủ của thế kỷ XXI” và là một “chính phủ cho tương lai” của Australia.

Chính sách mới

Từng là luật sư và doanh nhân, ông Turnbull hiện là một trong những chính trị gia giàu nhất Australia và lọt vào danh sách 200 người giàu nhất đất nước do tuần báo Business Review bình chọn. Theo giới quan sát ông Turnbull sẽ có sự thay đổi trong chính sách kinh tế theo hướng “tự do, độc lập”.

Ông nói: “Chúng ta phải thừa nhận rằng, những thay đổi lớn lao hiện nay phần lớn là nhờ công nghệ. Quyết tâm thay đổi sẽ là bạn đồng hành của chúng ta nếu chúng ta đủ linh hoạt và thông minh để tận dụng được điều đó”.

Về đối ngoại, các chuyên gia phân tích cho rằng, dưới sự lãnh đạo của ông Turnbull, Australia sẽ có những thay đổi tinh tế trong chính sách ngoại giao với Washington và Bắc Kinh.

Ông Turnbull nhấn mạnh đến sự xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và nhận định Trung Quốc là chìa khóa cho sự tái cân bằng kinh tế, đem lại cơ hội khổng lồ cho giới doanh nhân Australia.

Trong khi ông Turnbull coi Trung Quốc là nhân tố đã làm thay đổi tình hình địa chính trị hiện nay, ông cũng đồng thời ca ngợi Mỹ là “yếu tố bảo đảm sự ổn định vô cùng quan trọng trong sự phát triển hòa bình tại khu vực”.

Trong phát biểu của mình ông Turnbull cũng không quên chỉ ra những hạn chế trong việc phản ứng của Washington với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh, rằng Mỹ cần phải phản ứng tốt hơn trước thách thức tại khu vực.

Mặc khác, ông Turnbull cũng chỉ trích cách thức ứng xử của Bắc Kinh và đòi hỏi “Trung Quốc cần minh bạch hơn về các mục đích của họ trong khu vực”. Ông tỏ ra nghi ngờ cam kết hòa bình của Trung Quốc đối với các đảo và bãi đá ngầm ở biển Đông.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tp hcm
Về các “điểm nóng” ở Trung Đông, ông Turnbull chủ trương cho phép Australia tham gia huấn luyện quân sự ở Iraq và mở rộng những cuộc không kích hỗ trợ chiến dịch của các lực lượng Iraq tấn công các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Ông Turnbull lập luận rằng: “Điều quan trọng là không đánh giá thấp về mối đe dọa an ninh quốc gia từ IS mà cũng không nên đánh giá quá cao mối đe dọa này. Chúng ta nên cẩn thận để không phát ngôn hay làm những điều gì có thể góp phần làm gia tăng ảo tưởng”.

Về an ninh khu vực, tân Thủ tướng Turnbull không đánh giá cao mối liên kết tình báo - quân sự giữa Mỹ - Australia với Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore… được thiết kế nhằm mục đích kiềm chế sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Ông đánh giá: “Việc bành trướng ở Biển Đông vừa tạo ra hậu quả của tác động ngược từ thứ mà Trung Quốc đang tìm kiếm… Quan điểm của tôi và của chính phủ là vì những lợi ích của chính mình, Trung Quốc cần phải dừng việc bành trướng ở khu vực và đó là lý do có sự chống lại hành động đó”.

Ông Turnbul cho rằng các quốc gia nhỏ trong khu vực ngày càng xích lại gần với Mỹ hơn là do cách hành xử của Trung Quốc. Tân Thủ tướng Australia còn tuyên bố Canberra cần có cách tiếp cận cân bằng và mang tính ngoại giao đối với Bắc Kinh.

Như vậy, cùng với nội các mới là những chính sách đối nội, đối ngoại được hứa hẹn có sự thay đổi theo hướng tự do, độc lập hơn, khiến chính giới và dư luận Australia đặt sự kỳ vọng vào vị tân Thủ tướng có thể làm cho Australia tiếp tục phát triển không chỉ về kinh tế mà còn ổn định về chính trị, xã hội và nâng cao vị thế ngoại giao.

Theo giới phân tích cũng giống như những người tiền nhiệm của mình, ông Turnbul sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược đưa Australia trở thành “cường quốc hạng trung” có vai trò và vị thế trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng những “lời hứa có cánh” từ vị Thủ tướng thứ 29 của Australia đến hiệu quả thực sự phát triển đất nước này trong thời gian tới, vẫn còn đang ở phía trước.

Úc có nữ bộ trưởng quốc phòng đầu tiên

Bà Marise Payne đã trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng Úc đầu tiên trong lịch sử nước này. Theo giới phân tích, bà Payne là sự lựa chọn tốt nhất cho vị trí này vì bà có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề quốc phòng.
dịch vụ quyết toán thuế giá rẻ
“Thượng nghị sỹ Marise Payne đã trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên trong lịch sử Úc. Bà Payne sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo và công bố sách trắng quốc phòng vào cuối năm nay, trong đó có việc xác định lại các mục tiêu an ninh quốc gia”, Thủ tướng Malcolm Turnbull nhấn mạnh sau khi công bố nội các mới.

“Bà Payne, tất nhiên, sẽ tham gia Hội đồng An ninh quốc gia Úc”, ông Turnbull nói thêm.

Chia sẻ trên trang mạng Twitter ngay sau lễ bổ nhiệm, nữ Bộ trưởng Quốc phòng Úc cho biết bà “đặc biệt vinh dự” khi được Thủ tướng Turnbull bổ nhiệm.
học kế toán tổng hợp thực hành
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Peter Reith cũng hoan nghênh quyết định của Thủ tướng Turnbull, cho rằng việc bổ nhiệm của ông Turnbull là dựa trên kinh nghiệm và tố chất của bà Payne.

Trong sách trắng quốc phòng dự kiến được công bố vào tháng tới có một điểm đáng chú ý, đó là nêu bật tầm nhìn của Úc về quốc phòng trong vòng 2 thập niên tới và việc tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng Úc lên 300 tỷ USD với một loạt danh sách mua sắm vũ khí mới.
học kế toán thuế thực tế
Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Úc cũng sẽ chịu trách nhiệm giám sát giai đoạn cuối của chiến lược xây dựng lực lượng tàu ngầm vốn gây nhiều tranh cãi của nước này dưới thời Thủ tướng Abbott.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Kịch bản giá điện: “Chưa có phương án nào thực sự hợp lý"

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố dự thảo xây dựng Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, các chuyên gia và cộng đồng. Dự kiến đề án sẽ hoàn thiện gửi lãnh đạo Bộ Công Thương trong tháng 10 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo đó, 3 phương án bao gồm: giữ nguyên biểu giá điện 6 bậc thang như hiện hành; tính đồng giá ở mức 1.747 đồng/kWh; rút gọn biểu giá điện sinh hoạt từ 6 bậc thang về 3 hoặc 4 bậc thang.
học kế toán trưởng tại đâu
Nghiêng về phương án đồng giá 1.747 đồng/kWh

Sau khi công bố, dự thảo đề án nhận được sự quan tâm của người dân cũng như giới chuyên gia. Khảo sát ý kiến bạn đọc Dân trí cho thấy, đa số ý kiến (chiếm 67,58%) nghiêng về phương án 2, tính đồng giá 1.747 đồng/kWh, là mức giá bán điện bình quân của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành.

Bạn đọc Hùng Đặng Đình bình luận: "Theo các phương án giá của EVN đưa ra thì có làm theo phương án giá nào đi nữa thì số tiền thu được vẫn không đổi. Đề nghị dùng phương án 1 giá để bảo đảm mọi người đều bình đẳng khi sử dụng điện. Hỗ trợ người nghèo nên dùng phương thức khác”.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng phương án đồng giá sẽ minh bạch, tránh được tiêu cực trong việc ghi chỉ số điện và không gây thiệt hại cho người dùng bởi chỉ cần nhìn số điện là tính được ra giá tiền.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
Theo phương án này, các ý kiến cho rằng, nên tách riêng việc thực hiện chính sách an sinh xã hội và kinh doanh theo thị trường bằng các chính sách hỗ trợ với nhóm hộ nghèo, những hộ còn lại tính đồng một mức giá điện.

Ngoài ra, cũng có ý kiến đồng ý với phương pháp bậc thang luỹ kế như hiện tại nhưng các bậc cần giãn ra phù hợp hơn với thực tế. Bên cạnh đó, cần phân biệt giờ cao điểm và thấp điểm để tính tiền điện, tránh cào bằng như hiện nay.

Đồng giá: 80% người dùng sẽ "chịu thiệt"
dịch vụ kế toán tại phú nhuận
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, đối với phương án đồng giá, các hộ sử dụng dưới 240 kWh/tháng sẽ bị tác động tăng tiền điện phải trả hàng tháng, trong đó mức tác động thay đổi theo mức độ sử dụng điện của các hộ, hộ bị tác động cao nhất là hộ sử dụng 100 kWh/tháng. Các hộ sử dụng trên 240 kWh/tháng là các hộ được hưởng lợi càng sử dụng nhiều điện càng được lợi do các mức giá tại biểu giá điện hiện hành từ 200 kWh trở lên có mức giá cao hơn mức đồng giá.

Theo thống kê của EVN, tỷ trọng các hộ sử dụng đến 100 kWh/tháng bình quân năm 2013 và 2014 vào khoảng 47,59%. Đây là các hộ nghèo, sử dụng tiết kiệm điện, khả năng chi trả thấp. Việc điều chỉnh giá điện đối với nhóm hộ này cần được xem xét. Trong khi đó, số hộ sử dụng đến 200 kWh/tháng bình quân 2 năm trước cũng lên tới 80,71%, bao gồm cả hộ nghèo và thêm số hộ sử dụng điện ở mức trung bình với khả năng chi trả không mấy khó khăn.

“Chưa có phương án nào thực sự hợp lý"

Trao đổi về các phương án tại đề án, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng: “Chưa có phương án nào thực sự hợp lý cả bởi đây chỉ là những phương án để ngành điện không bị thiệt thu chứ chưa tính tới lợi ích toàn xã hội. Cần có 1 giải pháp trung hoà hơn và khá "cách mạng" lấy những yếu tố hợp lý của các phương án đưa ra. Theo tôi, dưới 100 kWh thì dành cho ng nghèo và đối tượng xã hội nên áp một mức giá ưu đãi, còn lại tính đồng giá. Riêng lĩnh vực tốn điện như xi măng, sắt thép thì cho một mức giá cao đặc biệt”.

Đồng quan điểm, TS Ngô Trí Long thì cho rằng, 3 phương án về cơ bản xây dựng thiếu khách quan, lợi cho “nhà đèn" hơn là cho người tiêu dùng. Do đó, không nên để bản thân một đơn vị kinh doanh trong ngành xây dựng đề án mà cần có cơ quan tư vấn độc lập đứng ra làm.

Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng: “Khi xây dựng đề án, mức giá bình quân đưa ra là 1.747 đồng/kWh, vô hình chung giá điện điều chỉnh tăng 7,7%, giá hiện nay chỉ 1.622 đồng thôi”.

Phân tích cụ thể, TS Long cho rằng, về phương án có thể sử dụng 6 bậc như hiện nay là hợp lý nhưng hệ số từng bậc phải thấp hơn. Ví dụ bậc 101-200 tăng 9% so với bình quân, 201-301 tăng 38% so với bình quân, 301-400 tăng 54%, trên 400 tăng gần 60% như hiện tại là quá cao. Do đó, khi xây dựng phương án mới, phải làm sao để tiêu dùng trong bậc phổ biến 100-300 kWh số hệ số rút bớt xuống chỉ tăng khoảng dưới 20% so với gía bình quân.

“Điện phải dùng luỹ kế bởi đây là loại năng lượng không tái tạo đc, không nên lãng phí. Điện hiện cung không đủ cầu, không khuyến khích nên dùng luỹ kế để càng dùng càng tốn. Do đó, đồng nhất không được. Thêm nữa, xã hội có nhiều người nghèo, nếu để đồng giá vô hình chung người nghèo phải trả cho người giàu”.

Vay tiêu dùng giúp cải thiện đời sống người có thu nhập thấp

Dưới đây là một số trao đổi của PV với TS. Lê Đăng Doanh về loại hình cho vay tiêu dùng.

Hiện nay thị trường tài chính tiêu dùng đang phát triển khá sôi động, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận rất đông người dân cần các khoản chi tiêu nhỏ mà chúng ta đều biết những khoản vay này thường rất khó tiếp cận vốn ngân hàng bởi thủ tục, tài sản thế chấp. Vậy ông đánh giá như thế nào về những ưu thế, tiềm năng cũng như lợi ích của thị trường tài chính tiêu dùng này?
học kế toán cho giám đốc
TS. Lê Đăng Doanh: Cho vay tiêu dùng diễn ra rất phổ biến và đa dạng tại các nước phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Các ngân hàng thương mại, công ty tài chính… kết hợp với các doanh nghiệp như công ty kinh doanh bất động sản, các công ty bán thiết bị, vật tư, tài sản; các siêu thị điện máy (ví dụ như ô tô, xe máy hay các sản phẩm khác) để bán sản phẩm cho vay tài chính. Họ cho vay với mức lãi suất mà người tiêu dùng chấp nhận được, sau đó người tiêu dùng được quyền trả góp.
học làm báo cáo tài chính năm thực hành
Điều này đã góp phần cải thiện đời sống cho các cặp vợ chồng trẻ, những người lao động, học sinh, sinh viên… những người có thu nhập thấp. Những người này khi mới bắt đầu lấy nhau, hoặc vừa ra trường thì thường chưa đủ tích lũy tài sản,chưa có lịch sử tín dụng… nhưng nếu với sự trợ giúp từ cho vay tiêu dùng họ có thể mua được các tài sản và có các đồ dùng phục vụ cho cuộc sống như tivi, tủ lạnh, điều hòa…, và các sản phẩm đó sẽ được trả góp dần.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính ở Việt Nam đang có xu hướng đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng. Theo đó, ngày càng nhiều các gói tài chính được đưa ra nhằm hỗ trợ nhu cầu sinh hoạt, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính hiện vẫn đang gặp phải một số vấn đề khó khăn lớn, trong đó việc xác định tiêu chí để dựa vào đó đánh giá các mức độ tin cậy của khách hàng phi chuẩn. Vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp ngân hàng, công ty tài chính cho vay xong thì bị “bùng”...

Cho vay tiêu dùng có góp phần chống tín dụng đen, thưa chuyên gia?
dịch vụ làm sổ sách kế toán
TS. Lê Đăng Doanh: Vay tiêu dùng là nhu cầu tất yếu, chắc chắn là một khi phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ giúp cho người dân không phải dựa vào các tín dụng đen để vay nóng và trả lãi rất cao, người dân sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định đến với tín dụng đen- nơi đầy rẫy những dấu hiệu lừa đảo, với hứa hẹn hấp dẫn từ các “cò” để rồi sau đó trắng trợn lật kèo, không giữ lời hứa sẽ dẫn tới lừa đảo thì người tiêu dùng hết sức thận trọng.

Vậy theo ông, chúng ta cần phải có những cơ chế chính sách như thế nào để khuyến khích thị trường cho vay tiêu dùng phát triển một cách lành mạnh, đúng hướng?

TS. Lê Đăng Doanh: Để cho thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, thứ nhất Nhà nước cần có những quy định rõ ràng, cởi mở hơn về hành lang pháp lý. Hai nữa là có sự giám sát thị trường này một cách chặt chẽ. Thứ ba, cần có các biện pháp trừng phạt để hạn chế những kẻ lừa đảo ở thị trường tín dụng đen. Thứ tư, người dân hãy là những người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng chính thống, cần tìm hiểu đầy đủ thông tin và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tự “bảo vệ” mình .

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Bánh trung thu “hot” nhất Hà Nội vắng vẻ sau khi cơ sở 2 bị đình chỉ

Vắng vẻ lạ thường!

Theo ghi nhận của PV Dân trí vào chiều ngày 18/9, không khí mua hàng tại hai cơ sở còn lại của thương hiệu này khá ảm đạm và thưa thớt. Không còn cảnh chen lấn, xếp hàng như mọi năm, người đến mua rải rác và tỏ ra khá dè dặt trước khi mua hàng.
dich vụ làm báo cáo tài chính tại bắc ninh
Chị Nguyễn Hải Minh (34 tuổi, Xuân La, Hà Nội) cho hay, mặc dù là khách quen của cửa hàng nhưng thông tin trên vẫn khiến chị khá lo lắng: “Mình đặt hàng gần 10 hộp bánh làm quà tặng cho đối tác, theo thỏa thuận thì gần một tuần nữa mới đến hạn lấy hàng nhưng hôm nay phải đến tận nơi xem xét và hỏi rõ thông tin xem thực hư ra sao…”, chị Minh nói.

Tương tự, bà Bùi Hoàng Ân (54 tuổi, Minh Khai, Hà Nội) cũng khá đắn đo trước khi quyết định mua hàng. Bà quan sát cẩn thận thông tin về nguyên liệu, ngày sản xuất cũng như yêu cầu chủ cửa hàng cho xem giấy chứng nhận ATVSTP.

Trong khi đó, nhiều khách hàng lại tỏ ra không mấy bận tâm. Anh Nguyễn Kỳ Anh (Hà Đông – Hà Nội) cho biết, dù có nắm được thông tin một cơ sở Bảo Phương bị đình chỉ nhưng anh không quan tâm bởi gia đình đã có gần bốn năm ăn loại bánh ở đây nên đã quen hương vị. Anh này còn tỏ ra phấn khởi và biết, chưa bao giờ mua bánh mà không phải xếp hàng và chờ đợi lâu như năm nay.
học kế toán trưởng tại đâu
“Năm ngoái, để mua được cặp bánh trung thu, tôi đã phải có mặt ở đây từ 5h sáng mà đến tận gần 9h mới mua được bánh. Thậm chí có nhiều lúc đến muộn còn phải xếp hàng qua trưa…”, anh này cho hay.

Đại diện chủ cửa hàng bánh Bảo Phương cho biết, thông tin về việc đình chỉ sản xuất khiến cho cơ sở này bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu so với mọi năm thì sức tiêu thụ năm nay giảm đáng kể. Nhiều người đặt hàng nhưng lại gọi điện xin hủy hợp đồng.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Cũng theo vị đại diện này, do lượng người mua ít nên năm nay cửa hàng không ra quy định giới hạn số lượng bánh như mọi năm: “Năm ngoái có thời điểm đông khách, không sản xuất kịp chúng tôi chỉ cho phép mỗi khách hàng được mua từ 2 – 5 hộp bánh. Nhưng năm nay thì chưa có hiện tượng này…”.

Trao đổi với Pv Dân trí, ông Nguyễn Đắc Lộc – Phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết, năm 2014 cơ quan quản lý thị trường đã có xử lý về việc cơ sở Bảo Phương sử dụng nhãn cũ. Về thông tin tạm đình chỉ cơ sở sản xuất bánh trung thu Bảo Phương 2, địa chỉ 223 phố Thụy Khuê do không đảm bảo các thủ tục pháp lý, vi phạm các quy định về ATVSTP, ông Lộc cho biết thêm: “Địa chỉ này là xưởng sản xuất của cơ sở 201 Thụy Khuê, tuy nhiên lại chưa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, thời điểm kiểm tra, cơ sở này cũng vi phạm một số lỗi hành chính về ATVSTP nên đã bị Sở Y Tế Hà Nội ra quyết định phạt 14 triệu đồng”.

Đi vào đường cấm, đôi nam nữ bị 2 xe tải tông

Theo thông tin ban đầu, khi đó, Nguyễn Văn Lưu (21 tuổi, quê Thanh Hóa) điều khiển xe máy BKS 36B4-543.23 chở theo Trần Thị Thanh Nhị (24 tuổi, quê Quảng Ngãi) chạy trên quốc lộ 1A, lưu thông vào làn đường dành cho ô tô, hướng từ An Sương về An Lạc.
dịch vụ hoàn thuế tncn tndn gtgt
Khi đến trước địa chỉ số 322 quốc lộ 1A (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) thì xe của anh Lưu va chạm với 2 xe tải biển số 71C-009.45 và 29C-087.33 chạy cùng chiều.

Cú va chạm khiến 2 người ngồi trên xe máy ngã xuống đường, chị Nhị bị bánh xe tải cán qua người chết tại chỗ. Riêng anh Lưu may mắn thoát nạn.
học kế toán tổng hợp thực hành
Cảnh sát giao thông quận Bình Tân và công an phường Bình Hưng Hòa B đã có mặt phong tỏa hiện trường, xử lý vụ việc.

Đến 4h sáng cùng ngày, hiện trường vụ tai nạn mới được giải quyết xong, thi thể nạn nhân cùng các phương tiện liê dịch vụ kế toán thuế báo cáo tài chính tại tp hcm n quan được chuyển đi.

Chất lượng công chức: Thi tuyển có là cơ hội cho người tài?

Báo Đất Việt xin đăng tải bài viết thể hiện quan điểm riêng của TS Lê Hồng Sơn - Nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) liên quan tới câu chuyện này.

1.Việc thí điểm thi tuyển theo phương thức cạnh tranh vào vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng đã đã được triển khai ở một số nơi, kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.
dịch vụ kế toán tại hưng yên
Như tôi đã có dịp nói, đây là cách làm hay để tìm chọn cho được đúng người có năng lực, tư chất, trình độ chuyên môn để “gửi vàng” nếu làm đúng, làm chuẩn.

Theo tinh thần đó, cần phải làm hết sức khách quan, công tâm, bài bản thì mới thực chất như mọi người mong đợi. Rất không nên dùng cách “đánh trận giả” - bài binh, bố trận như thật - nhưng thực chất lại khác, ý đồ đằng sau, chọn ai, đã có kết quả, đã được định sẵn trước rồi.

Tôi cũng đã nói tới hiện tượng “trò cưng, đệ tử” đi thi trong khi thành viên ngồi hội đồng chấm lại là “thầy”, là “sư phụ”. Vậy thì sao mà khách quan, công bằng được. Người biết thì thấy thương cho “kẻ sỹ ứng thí” không nhận ra thân phận “quân xanh - quân đỏ” của mình.
trung tâm kế toán tại đà nẵng
Cách “đánh trận giả” dù rất khó, nhưng nếu kẻ “trí lự” dùng giỏi thì đây là cơ hội cho người ta tiêu cực, hợp thức hóa ý đồ của cá nhân trong công tác nhân sự, trái với ý Đảng, lòng dân. Cái này còn nguy hiểm hơn tiêu cực trong cơ chế hiện hành về công tác nhân sự mà dư luận đã nói nhiều.
dịch vụ quyết toán thuế giá rẻ
Nói cho khách quan, bổ nhiệm nhân sự theo cơ chế hiện hành có những hạn chế, tiêu cực của nó, cần phải thay đổi, không thể khác. Tuy nhiên, theo cách thi tuyển cạnh tranh cũng không hoàn toàn loại bỏ được khả năng xảy ra tiêu cực. Dù qua thi tuyển, khả năng tiêu cực đã được hạn chế tối đa. Và muốn tiêu cực cũng hết sức khó.

Nếu thực sự bài bản, công tâm, khách quan, minh bạch thì bản thân cơ chế đã là tác nhân loại trừ tiêu cực. Ngược lại thì tiêu cực vẫn có cơ hội tồn tại ở mức tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Ở đây còn đòi hỏi những cơ chế khác tham gia vào như giám sát, kiểm tra và phát huy mặt dân chủ trong cơ chế thi tuyển.

Vừa qua Bộ Chính trị có thông báo số 202-TB/TW đưa ra các chủ trương thể hiện rất rõ yêu cầu việc tổ chức thi tuyển nhằm phát hiện, thu hút những người có đức, có tài vào lực lượng lãnh đạo trong bộ máy nhà nước. Bộ Chính trị đã có yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện Đề án. Việc thí điểm sẽ được tiến hành từ quý 3/2015 tới quý 3/2018 sau đó sẽ có sơ kết rút kinh nghiệm báo cáo Bộ Chính trị, Ban bí thư kết quả thực hiện thí điểm. Như vậy quy chuẩn chung đã và đang được xác lập làm cơ sở cho việc thí điểm thi tuyển.

Tôi cho rằng, thí điểm là cần, nhưng không nên kéo quá lâu. Có thể xem xét hoàn thiện ngay Đề án, quy chế chung và sớm triển khai đại trà trong năm tới.

Qua theo dõi thông tin cũng như chứng kiến việc tổ chức thi tuyển thí điểm ở một vài nơi, tôi xin nêu một số vấn đề sau đây:

Trước hết, xin nói về vấn đề chọn người tham gia thi tuyển với vấn đề quy hoạch.

Một nguyên tắc trong bổ nhiệm lãnh đạo các cấp, là đối tượng được xem xét, bổ nhiệm phải nằm trong quy hoạch. Đây là nguyên tắc, không cho phép làm khác đi. Vậy khi thi tuyển, đối tượng lựa chọn được mở rộng, thì vấn đề quy hoạch được xử lý thế nào?.

Có thể theo cơ chế cấp ủy nơi tổ chức thi tuyển xem xét hồ sơ nhân sự để chấp thuận cho những người nằm ngoài quy hoạch tham gia thi. Cũng có người băn khoăn: người nơi khác đến, không ai biết quá khứ người ta thế nào thì chấp thuận cho thi có ổn không? Vì đây là chức danh lãnh đạo cơ mà? Theo cơ chế truyền thống, việc quy hoạch cũng làm rất bài bản từ cơ sở lên nhiều cấp khác nhau.

Theo tôi, việc quy hoạch nên được mở rộng ra là đối tượng tham gia thi tuyển phải thuộc diện quy hoạch ở cấp tương đương hoặc dưới một cấp tại bất kỳ cơ quan đơn vị nào trong hệ thống chính trị.

Trường hợp đương sự nằm ngoài hệ thống chính trị và không nằm trong quy hoạch thì rõ ràng phải chấm kĩ lưỡng và xem xét đối với từng trường hợp đặc định, cá biệt. Như vậy sẽ hài hòa giữa quy hoạch và ngoài quy hoạch.

Mặt khác công tác quy hoạch cũng cần có sự đổi mới để mở rộng diện được quy hoạch vào chức danh. Thực tế hiện nay còn tương đối hẹp. Cá biệt có nơi có lúc còn bị khép kín. Mặt khác Đề án cũng cần phải định ra những tiêu chuẩn cứng để khi đương sự không thuộc diện quy hoạch, nếu đạt được những tiêu chuẩn đó, cũng có thể tham gia thi tuyển như những người nằm trong quy hoạch. Vấn đề này cần phải được thảo luận kĩ để đưa ra chủ trương.

Vấn đề thứ hai là tiêu chuẩn về trình độ, bằng cấp của những người tham gia thi tuyển. Qua thí điểm vừa rồi, tôi thấy có những trường hợp vì đặt ra tiêu chuẩn quá cao mà đã loại trừ một số lượng không ít những người có đủ năng lực, có thể tham gia thi tuyển.

Ví dụ, thi tuyển vào chức danh Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản, có tiêu chuẩn là phải có học vị tiến sĩ Luật. Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn với những chức danh thi tuyển vào Hiệu trưởng trường ĐH Luật HN. Hiệu trưởng trường ĐH Luật HN thì tôi đồng ý là phải có học vị tiến sĩ Luật. Thậm chí cao hơn như phải có học hàm PGS trở lên, vì đây là chức danh Hiệu trưởng một trường ĐH lớn, quan trọng. Tuy nhiên, nếu chức danh Cục trưởng Cục KTVB mà phải có học vị tiến sĩ, theo tôi là hơi cao.

Nhiều người cũng thấy như vậy. Đồng ý rằng, nếu đặt tiêu chuẩn bằng cử nhân Luật thì quá thấp, còn nếu đặt tiêu chuẩn có học vị tiến sĩ thì lại quá cao. Trường hợp này, bằng thạc sĩ Luật học là phù hợp. Như vậy vấn đề bằng cấp của Ứng viên cần phải có quy chuẩn rõ ràng theo hướng mở rộng đối tượng tham gia để lựa chọn cho được nhân tài.

Ngoài tiêu chuẩn bằng cấp thì năng lực, trình độ quản lý, khả năng thu hút trí tuệ, chất xám cũng như khả năng duy trì sự đoàn kết chung trong một đơn vị cụ thể cũng rất quan trọng. Cơ chế bảo vệ đề án và trả lời vấn đáp của hội đồng thi cần được duy trì, coi trọng.

Vừa qua, tôi thấy thời gian dành cho phần này còn quá ít, Ứng viên và hội đồng không đủ điều kiện thời gian để thông tin qua lại, nắm được thực chất trình độ của người dự tuyển. Tôi thấy tiếc là thời gian quá eo hẹp. Ứng viên và một số thành viên hội đồng cũng có cảm giác tương tự.

Tiếp theo, xin nói đến việc ra đề tài để xây dựng Đề án của người dự thi. Tôi không phản đối việc đặt ra đề tài của Đề án theo nội dung trọng tâm, trọng điểm. Hướng này là cần. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ.

Ví dụ, một đơn vị có 3 hay 4 chức năng cơ bản, mang tính độc lập, vậy mà đề tài chỉ yêu cầu người dự thi trình bày quan điểm của mình chỉ một trong số các chức năng đó thì chỉ có Điểm mà chưa có Diện, chưa tạo điều kiện để người dự thi thể hiện đầy đủ trình độ và hội đồng không có dịp đánh giá một cách toàn diện trình độ, nhận thức của người dự thi vào một đơn vị cụ thể.

Thậm chí công chức, viên chức trong đơn vị cần tuyển chọn cũng có phần tâm tư về sự phiến diện này. Khi xem xét trình độ năng lực quản lý điều hành, lãnh đạo một đơn vị có phần vấn đáp và trả lời tình huống. Phần này là tốt, cần thiết. Tuy nhiên, như trên đã nói, thời lượng quá ít.

Về câu hỏi vấn đáp trực tiếp yêu cầu trước hết là câu hỏi phải đạt được độ chuẩn và phải có một ngân hàng đề thì mới bảo đảm yêu cầu bảo mật, khách quan hơn. Nếu chỉ chuẩn bị mươi câu hỏi, theo tôi là quá ít.

Về dung lượng thời gian, theo tôi, nên dành riêng cho mỗi Ứng viên một buổi trọn vẹn để thực hiện phần thi của mình. Cần phải đặt chuẩn về thời gian tối thiểu cho mỗi Ứng viên trong phần thi tuyển của mình. Thời lượng quá eo hẹp, sẽ làm khó cho cả Ứng viên cũng như hội đồng.

Về phía thành viên hội đồng, họ cũng không đủ điều kiện, thời gian và thông tin để đánh giá đầy đủ, chính xác, trình độ, năng lực của người thi. Về phía Ứng viên, câu đầu tiên chúng tôi nghe được là họ phàn nàn thời gian quá ít.

Đồng ý là, không thể kéo quá dài thời lượng của người dự thi khi thực hiện phần thi của mình, tuy nhiên cũng không thể để thời lượng quá ngắn có cảm giác như “chạy xô”, làm lướt để cho qua. Người dự thi đương nhiên sẽ có băn khoăn, còn người tham dự, chứng kiến cuộc thi cũng có cảm giác như vậy.

Về hội đồng thi tuyển, việc lập một hội đồng chung cho nhiều Ứng viên thi tuyển vào vị trí khác nhau, theo tôi là chưa thực sự phù hợp. Cần phải lựa chọn hội đồng tương đối đặc định phù hợp với từng chức danh riêng biệt. Có lựa chọn thành viên hội đồng phù hợp với từng chức danh thi tuyển mới tạo điều kiện để hội đồng có đủ trình độ, năng lực, để nghe, đánh giá, đặt ra câu hỏi phù hợp với các Ứng viên.

Nếu đặt ra một hội đồng chung, thì rõ ràng ai cũng biết sẽ đặt thành viên hội đồng vào thế khó xử, nhiều khi không biết hỏi gì cho phù hợp. Đặc biệt là những câu hỏi về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Quan trọng hơn là từ nghe đến chấm, đến đánh giá, thì thành viên hội đồng phải có được sự hiểu biết đạt được đến một trình độ nào đó mới đảm bảo chính xác, khách quan.

Tại mỗi cuộc thi của các Ứng viên vào một đơn vị cụ thể, tôi thấy, ở từng phần đều có sự tham gia rất đông của công chức, viên chức của đơn vị đó. Như phần thi vào chức danh Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, tôi thấy tuyệt đại đa số người nghe là cán bộ chủ chốt của nhà trường.

Nhiều người nói với tôi là, nếu như tạo điều kiện cho những người này đặt ra vài ba câu cho Ứng viên thì tốt biết mấy. Vấn đề này cũng cần được xem xét, vì tính dân chủ của cuộc thi cũng được thể hiện ở đây. Nếu làm được điều này, giá trị, ý nghĩa của cuộc thi tuyển đối với những công chức, viên chức thuộc đơn vị đó sẽ được nâng cao hơn.

2. Nhân bàn về việc tổ chức thi tuyển như trên, xin mở rộng ra, cơ chế lựa chọn một số chức danh cao hơn như Thứ trưởng, Bộ trưởng và tương đương ở một Bộ, ngành. Đây là những chức danh lãnh đạo cao cấp. Chúng ta không đặt ra vấn đề thi tuyển đối với những chức danh này. Tuy nhiên việc lựa chọn, bổ nhiệm như thế nào cũng cần có sự đổi mới để vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo vừa bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai và minh bạch.

Về số lượng Ứng viên lựa chọn cho từng vị trí, theo tôi nên hướng thực hiện cơ chế lựa chọn không chỉ một người, mà nên có số dư. Có thể, một chức danh lựa chọn từ 2 đến 3 Ứng viên. Các Ứng viên phải có Đề án, chương trình hành động của mình nếu được lựa chọn bổ nhiệm. Đề án, chương trình hành động cần phải được trình bày một cách dân chủ ngay tại Bộ, ngành dự định bổ nhiệm Ứng viên đó.

Lên cao hơn, ví dụ, chức danh Thứ trưởng, Ứng viên không chỉ bảo vệ Đề án, chương trình tại Bộ, ngành mà mình được dự kiến bổ nhiệm, mà những người này còn phải bảo vệ Đề án, chương trình trước một hội đồng do Thủ tướng thành lập. Căn cứ vào kết quả bảo vệ Đề án, chương trình, quy hoạch, cơ chế lựa chọn như lâu nay, Thủ tướng Chính phủ quyết định chức danh Thứ trưởng và tương đương.

Đối với chức danh Bộ trưởng và tương đương, cung nên lựa chọn Ứng viên có số dư – 2 hoặc 3 Ứng viên cho một chức danh. Thẩm quyền quyết định cuối cùng là Quốc hội, do đó, một mặt thực hiện cơ chế tuyển chọn theo quy hoạch như lâu nay, rất cần thiết phải tạo điều kiện Ứng viên Bộ trưởng trình bày Đề án, chương trình hành động trước Quốc hội. Cả 2 hay 3 Ứng viên vào vị trí này đều phải trình bày Đề án. Đây là sẽ là cơ sở để Quốc hội quyết định lựa chọn ai trong số đó. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát người đó sau khi được bổ nhiệm chính thức.

Thay lời kết: Việc đổi mới cơ chế bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, theo tôi là việc làm hết sức cần thiết. Một mặt chọn được những người có năng lực, trình độ, mặt khác sẽ hạn chế được tiêu cực, tham nhũng mà dư luận đã nói tới. Càng công khai, dân chủ, minh bạch thì sẽ càng hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong công tác bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo.