Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: “Không có kịch bản thần kỳ cho kinh tế Việt Nam!”

Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt không chỉ được biết đến là một doanh nhân thành đạt mà còn được nhiều người biết đến với những cuốn sách giàu tính triết lý về văn hóa, con người, về kinh doanh... Trong dịp Dự thảo văn kiện Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII vừa được công bố để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với ông xung quanh chủ đề này.Cố gắng mấy cũng chỉ đạt đến thế!
dịch vu kế toán thuế trọn gói
Thưa ông, tại Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XII có đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong 5 năm tới đạt mức 6,5-7%. Con số này cao hơn so với mức trung bình 5,82% trong 5 năm qua. Ông đánh giá gì về mục tiêu này?

Những mục tiêu như vậy có thể được hiểu như một dự báo về nức tăng trưởng nhưng cũng có thể hiểu là ý chí của Đảng về mục tiêu tăng trưởng. Đây trước hết là một ý chí.
dịch vụ làm báo cáo tài chính năm
Theo tôi, 6,5-7% là một ý chí khiêm tốn, gần với thực tế, nhưng nó cũng vẫn còn tính chất lý tưởng mà để đạt được đòi hỏi phải phấn đấu rất vất vả.

Ông có thể phân tích rõ hơn?

Cơ sở khách quan không phải là các điều kiện cụ thể. Cơ sở khách quan là nền kinh tế thế giới. Tôi nghĩ kinh tế Hoa Kỳ, kinh tế Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản và kinh tế châu Âu làm cho ý muốn của các nền kinh tế như của chúng ta trở nên gần với thực tế hơn. Chúng ta đang hội nhập, mà hội nhập thì kinh tế của ta lệ thuộc vào kinh tế thế giới. Hiện nay kinh tế thế giới chỉ cho chúng ta thấy có cố gắng mấy cũng chỉ đạt được đến thế. Đấy là căn bản thứ nhất.
dịch vụ hoàn thuế gtgt
Căn bản thứ hai là Đảng và Chính phủ nhận ra được cần phải cấu trúc hóa nền kinh tế, buộc chúng ta phải tương tác trên những yếu tố thực, bớt dựa vào các yếu tố bong bóng như tài chính, chứng khoán. Thực chất quá trình tái cấu trúc ở ta là dần dần tạo ra một cấu trúc rõ rệt của nền kinh tế bằng cách làm cho các yếu tố thực của kinh tế trở thành yếu tố căn bản để từ đó mới có thể kích thích bằng các yếu tố khác.

Theo ông, ngoài vấn đề cấu trúc thì nền kinh tế Việt Nam có những điểm hạn chế nào?

Chúng ta không có cân đối tổng thể. Cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp không có, cân đối giữa công nghiệp và dịch vụ cũng không có. Có nhiều lo ngại về việc 70 triệu nông dân dần chuyển sang giai đoạn công nghiệp mà không có định hướng. Người nông dân không biết đi đâu, chỉ có mỗi con đường ra phố trong khi họ không có năng lực gì khác ngoài làm thợ xây.

Hiện nay đã xuất hiện một số hiện tượng tích cực. Ví dụ công ty Samsung thuê lao động có nguồn gốc nông dân ở tỉnh Thái Nguyên tạo ra một thị trường lao động công nghiệp. Tôi nghĩ đây là một bước tiến ở mức hạn hẹp trong một tỉnh, nhưng dần dần có thêm những yếu tố như vậy xuất hiện sẽ tạo ra yếu tố thực của nền kinh tế Việt Nam. Yếu tố thực của nền kinh tế có xuất hiện thì Chính phủ mới có cơ sở xã hội để tái cấu trúc, còn như từ trước đến nay thì không tái cấu trúc được.

Ông có nói nền kinh tế của chúng ta không có sự cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, theo ông nguyên nhân cốt lõi của vấn đề đó là gì?

Tôi từng phát biểu rằng, nợ công là món nợ đương đại và nợ giáo dục là món nợ lịch sử. Chúng ta không có nền giáo dục đầy đủ để tạo ra lực lượng lao động phù hợp với tình trạng phát triển hay đòi hỏi phát triển của xã hội.

Cho đến bây giờ chúng ta vẫn thích thầy hơn thợ, vẫn thích nói hơn làm, vẫn thích thành tích trên giấy tờ thống kê hơn thực tế. Theo tôi, để Đại hội XII thu được sự thành công trên thực tế trong 5 năm tới thì chúng ta phải tiếp tục cải cách giáo dục. Rèn luyện, đào tạo để người dân có lý tưởng lao động, lý tưởng phát triển, năng lực phát triển là nhiệm vụ trực tiếp của giáo dục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét