Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Những chính sách thuế mới nhất năm 2015


Cập nhật những luật thuế mới nhất năm 2015 như: Các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củacác luật về Thuế, quy định mức lương tối thiểu vùng, tỷ lệ trích các khoản BHYT, BHTN... có hiệu lực từ 1/1/2015.



- Kể từ ngày 1/1/2015 rất nhiều chính sách Thuế - Kế toán đã có hiệu lực, theo đó có 1 số điểm cần chú ý sau:

Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN năm 2015

- Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22/6/2015, có hiệu lực từ ngày 06/8/2015: Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, 119/2014/TT-BTC, 151/2014/TT-BTC. Theo đó, có rất nhiều khoản chi phí đã được điều chỉnh có lợi cho doanh nghiệp như:

- Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động
- Chi phí trang phục cho người lao động.
- Chi phí phụ cấp đi công tác cho người lao động.
- Chi phí định mức tiêu hao nguyên vật liệu…
- Chi phí tiền lãi vay
- Chi phí đi nghỉ mát…


1. Theo Luật số 71/2014/QH1 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về Thuế:

Quản lý thuế: Bỏ quy định phạt chậm nộp thuế 0.07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp vượt quá 90 ngày và giữ nguyên mức phạt chậm nộp 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
- Doanh nghiệp không phải nộp bảng kê mua vào, bán ra của tờ khai thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng: Chuyển mặt hàng phân bón; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp từ đối tượng chịu thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế.
dịch vụ quyết toán thuế
Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Dỡ bỏ trần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh 15% cho doanh nghiệp.
2. Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT, quản lý thuế, hoá đơn…

Quản lý thuế, hoá đơn:
- Bỏ hướng dẫn cơ sở kinh doanh phải đăng ký sử dụng dấu ngăn cách và chữ viết không dấu trên hóa đơn.học kế toán thuế thực hành
- DN có thể phát hành hoá đơn bao nhiêu cũng được mà không bị giới hạn từ 3 tháng đến 6 tháng như trước nữa.
- Không xuất hóa đơn đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
- Từ 01/01/2015, tiền chậm nộp được tính theo mức 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.

Thuế GTGT:
Bổ sung vào đối tượng không chịu thuế đối với các mặt hàng sau:
- Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ
- Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác.
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.


3. Theo Nghị định Số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng năm 2015 như sau:

- Mức 3.100.000 đồng/tháng, thuộc vùng I.
- Mức 2.750.000 đồng/tháng, thuộc vùng II.
- Mức 2.400.000 đồng/tháng, thuộc vùng III.
- Mức 2.150.000 đồng/tháng, thuộc vùng IV.

Chú ý: Những người đã qua học nghề thì phải Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy: Người lao động đã qua học nghề mức lương tối thiểu vùng phải là:
Vùng I = 3.100.000 + (3.100.000 x 7%) = 3.317.000 đồng/tháng
Vùng II = 2.750.000 + (2.750.000 x 7%) = 2.942.500 đồng/tháng
Vùng III = 2.400.000 + (2.400.000 x 7%) = 2.568.000 đồng/tháng
Vùng IV = 2.150.000 + (2.150.000 x 7%) = 2.300.500 đồng/tháng


4. Theo Nghị định 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ, hướng dẫn một số nội dung của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT):

- Người lao động (NLĐ) trong thời gian nghỉ thai sản sẽ phải đóng BHYT theo mức 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ (trước đây không phải đóng BHYT trong thời gian này).
- NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
- NLĐ bị tạm giam, tạm giữ sẽ đóng BHYT bằng 50% mức đóng bình thường, nếu sau khi có kết luận là không vi phạm pháp luật thì phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.
- Thời gian NLĐ làm thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT.
- BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí điều trị đối với tai nạn lao động.


5. Luật số 38/2013/QH13 – Luật việc làm và Bảo hiểm thất nghiệp:

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. (PHẢI tham gia BHTN).( KHÔNG còn giới hạn phải đủ 10 người trở lên như trước.)

- Khi ký hợp đồng lao động trong thời hạn 30 ngày là phải tham gia BHTN
- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Mức đóng BHTN: NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN;
- Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với hợp đồng thời vụ thì phải từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng). Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN,
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

6. Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định giao dịch tài chính của DN:

Kể từ ngày 17/03/2015: Các DN không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Đối tượng áp dụng:
- Các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trong quan hệ giao dịch: (Không áp dụng cho cá nhân nhé)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét