Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Cổ sự về loài ngải cứu cứu người

Theo một số tài liệu, tên “ngải cứu” có nghĩa là “cứu vãn tình nghĩa “, nó gắn liền với một câu chuyện cổ, trong đó ngải cứu tham gia giải nguy cho mối tình của cô gái Kim Tuyến và chàng kỵ sĩ…
Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở vùng Nội Mông (Trung Quốc), có cô gái dáng hình thắt đáy lưng ong, nhan sắc kiêu sa, tên là Kim Tuyến. Ở độ tuổi 20, nàng đã kết duyên cùng một chàng kỵ sĩ. Một hôm, nhân buổi du xuân, có vị đại thần nhác trông thấy Kim Tuyến đã sinh lòng muốn chiếm đoạt và tìm cách sát hại kỵ sĩ. Ông ta bèn vu cho chàng kỵ sĩ là đã bắn chết con ngựa của mình, nếu muốn được tha tội, chàng phải nộp cho quan một đoạn dây thừng bện bằng tro cỏ, bằng không, sẽ bị đầy biệt xứ…!
Hiểu được tâm địa của vị quan, Kim Tuyến ra vườn nhổ những cây thuốc già, héo khô về bện thành đoạn thừng, đặt lên chiếc mâm đồng, rồi đốt cháy dần thành tro đem cho chồng bê “mâm thừng” đến nộp cho quan. Thoạt trông thấy, quan phủ ngớ người nhìn mà không nói năng gì! Thấy được tài trí của đôi vợ chồng này, viên quan đành tuyên bố tha tội cho chàng kỵ sĩ, và từ bỏ ý muốn chiếm đoạt Kim Tuyến.
Vậy là loại cây thuốc trồng ở vườn kia đã cứu vãn sự cách chia tình nghĩa vợ chồng. Dân làng biết chuyện, gọi cây ấy là cây “ngải cứu”. Từ đó, người ta còn phát hiện ra nhiều công dụng của ngải cứu với mùi hương thơm nồng, hăng hắc không lẫn vào đâu được.
Vị thuốc của mọi nhà
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Người dân sử dụng rễ của ngải cứu như một vị thuốc bổ để bồi dưỡng thân thể, điều hòa khí huyết. Các phần còn lại cũng được dùng làm thuốc trị bệnh dạ dày, bệnh đường ruột, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, nhiễm ký sinh trùng, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, đau bụng do lạnh, bị nôn mửa…
Ngải cứu còn kích thích tiết dịch vị tiêu hóa từ mật, có thể giải độc cho gan, kích thích tuần hoàn máu. Nhiều chứng bệnh ở phụ nữa cũng có thể dùng ngải cứu để trị: kinh nguyệt không đều, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét