Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Chuyên gia nói gì về việc tổ chức khai ấn ở Hoàng Thành Thăng Long?

Ngày 16/2 vừa trong, nhân lễ dâng hương các vị vua tại Hoàng Thành Thăng Long, bà Nguyễn Thị Yến - Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, thời gian tới có thể lấy ý kiến các nhà nghiên cứu về lễ khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” tại Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, theo bà Yến thì rút kinh nghiệm từ sự phức tạp của lễ khai ấn đền Trần Nam Định, trước mắt Trung tâm không tổ chức phát ấn ngay mà cần thêm thời gian để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân về lễ khai ấn tại Hoàng Thành Thăng Long.
dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân
Ngay sau đó đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc này. Một số chuyên gia đã chia sẻ với Dân Trí về suy nghĩ của họ về việc nên hay không nên tổ chức lễ khai ấn ở Hoàng Thành Thăng Long.
dịch vụ kế toán quận bình thạnh
GS. TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: Theo tôi, việc khai ấn đầu năm là một phong tục, truyền thống có từ rất lâu đời của dân tộc Việt Nam. Thường vào dịp cuối năm, đến quãng ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là lúc các triều đại xưa làm lễ đóng ấn. Đóng ấn mang ý nghĩa nghỉ ngơi, không làm việc nữa để đón Tết vui xuân. Đến ngày mồng 7 Tết là ngày Khai hạ thì các triều đình mới bắt đầu làm việc trở lại sau kỳ nghỉ Tết. Theo nghi lễ quốc gia, triều chính thì triều đình sẽ tổ chức lễ khai ấn. Việc khai ấn như một hình thức đề cầu cho một năm mới tốt đẹp, hanh thông, thuận lợi... Cho nên việc khai ấn là một chuyện rất bình thường.
dịch vụ báo cáo tài chính tại quận tây hồ
Nếu tổ chức việc khai ấn ở Hoàng Thành Thăng Long là một Di sản văn hóa thế giới, là trung tâm quyền lực hàng nghìn năm của nước Việt thì cũng rất có ý nghĩa. Vấn đề là chúng ta tổ chức như thế nào cho phù hợp với văn hóa và nhận biết của người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét