Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Chuyên gia bày cách gỡ rối năng suất lao động cho doanh nghiệp Việt Nam

Giải bài toán về quản trị doanh nghiệp

Tại Hội thảo nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp Việt Nam do Viện Năng suất Việt Nam - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ thức, ông Nguyễn Quang Vinh - Ủy viên ban thường trực - Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, năng suất lao động, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, đổi mới để nâng cao hiệu quả có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, mỗi một vấn đề lại có một nội hàm riêng và cần có cách giải quyết khác nhau.

Về vấn đề năng suất lao động, thực trạng nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam, năng suất với cạnh tranh, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nguy cơ nào đợi doanh nghiệp Việt Nam ở phía trước? Đó là những câu hỏi doanh nghiệp rất quan tâm và đi tìm lời giải.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh - Diễn đàn kinh tế thế giới đã có định nghĩa, năng lực cạnh tranh là tập hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức năng suất của một quốc gia. Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của hoạt động tạo ra kết quả đầu ra từ ác yếu tố đầu vào.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 - 2015 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, Việt Nam đứng thứ 68 trong các nền kinh tế về năng lực và năng suất so với các quốc gia ASEAN và Châu Á. Và đánh giá cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/35 của Nhật Bản, bằng 1/15 của Singapore, 1/5 của Malaysia, bằng 2/5 của Thái Lan.

Câu hỏi đặt ra là tại sao năng suất lao động của nước ta lại thấp đến như vậy? Có nhiều cách để nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất. Từ kinh nghiệm của Singapore, các nước Châu Âu và nhiều nước phát triển khác cho thấy, họ có nhiều cách để cạnh tranh. Cạnh tranh bằng hàm lượng chất xám trong những sản phẩm của họ đưa ra thị trường. Hoặc các nước tầm trung sau những nước phát triển, họ cạnh tranh bằng việc tăng hiệu quả. Rồn hoạt động vào nâng cao hiệu quả.
đào tạo kế toán cho giám đốc
Với Việt Nam, trong nhiều cuộc họp Chính phủ, có nhiều lý giải được đưa ra, đó là đại đa số lao động của chúng ta đến từ nông nghiệp. Năng suất lao động của nông nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ là thấp nhất. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế đánh giá năng suất lao động lại rất coi trọng những yếu tố đó. Chính yếu tố đó đã kéo tụt năng suất lao động của Việt Nam.

Mặc dù cho đến nay, chúng ta chưa có nghiên cứu cập nhật mới nhất nào về tình hình, số lượng, chất lượng áp dụng KH&CN trong cộng đồng khoảng 500 ngàn doanh nghiệp. Tuy nhiên một thực tế nhìn thấy là mức độ áp dụng KH&CN trong doanh nghiệp Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.

"Đối với doanh nghiệp, bán được hàng là điều quan trọng nhất. Các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho KHCN để bán được hàng. Còn không bán được hàng, có cho không công nghệ cho doanh nghiệp hoặc có ưu tiên, ưu đãi cũng không hiệu quả. Như vậy, gắn thị trường với áp dụng KH&CN lại là cực kỳ quan trọng. Điều này lại là điểm yếu của doanh nghiệp còn manh mún và nhỏ bé của Việt Nam", ông Vinh nói.
học kế toán trưởng tại đâu
Cũng theo ông Vinh, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện hơn nữa trong thời gian tới về vấn đề quản trị. Một ví dụ cho thấy, năng suất sử dụng vốn giữa các doanh nghiệp cũng có sự khác nhau. Để tạo ra 1 USD, các doanh nghiệp nhà nước cần 1,6 USD đầu vào. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài chỉ mất 69 cent để tạo ra 1 USD. Doanh nghiệp tư nhân lại không cần dùng nhiều tiền đến như vậy, chỉ mất có 43 cent để tạo ra 1 USD.
dich vụ làm báo cáo tài chính tại bắc ninh
Thực tế nêu trên có lý do là do doanh nghiệp chưa làm tốt vai trò quản trị. Trong đó có khả năng xác định chiến lược, tầm nhìn để có sự cạnh tranh. Những khả năng đó của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam rất yếu, đó cũng là nguyên nhân làm cho năng suất lao động đi xuống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét