Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Bạo lực trong lứa tuổi học đường: Cần một “liều thuốc” đặc hiệu

Trong clip, những lời nói thô tục nhất cũng được nhóm nữ sinh kia “văng” vào mặt các nạn nhân. Nhưng có lẽ, kinh khủng nhất là sự vô cảm đã lên đến đỉnh điểm khi một nữ sinh đã song phi cả hai chân vào người 1 bạn nữ rồi truyền đạt cho các bạn mình “thả dép ra đạp sướng hơn”, rồi bảo phải đi rửa chân vì đạp bạn làm bẩn chân mình. Trong khi hai bạn nữ im lặng chịu đòn thì không có bất kỳ ai ở đó lên tiếng can ngăn hay bệnh vực các nạn nhân.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, do mâu thuẫn lời nói, nhóm nữ sinh gồm 9 người của Trường THCS Quỳnh Long (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã chặn đường, ép 3 nữ sinh Trường THCS Quỳnh Thuận ra bờ biển vắng người để đánh. Đây là lần thứ 4 nhóm nữ sinh Trường THCS Quỳnh Long đánh các nạn nhân này. Vì sợ tiếp tục bị đánh, các nạn nhân không dám nói với người nhà, thậm chí khi được hỏi về các vết thương trên cơ thể, các em còn dấu, bảo là do bị ngã xe.

Cơ quan chức năng cũng đã triệu tập 4 nữ sinh Trường THCS Quỳnh Long trực tiếp đánh nhóm nữ sinh Trường THCS Quỳnh Thuận, viết tường trình sự việc. Sáng ngày 10/10, ông Trần Hoài Nam - Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Long cho biết, hiện cơ quan chức năng đã hoàn thiện hồ sơ về sự việc và hiện trường đang chờ ý kiến chỉ đạo của Phòng GD-ĐT huyện Quỳnh Lưu để đưa ra hình thức xử lý phù hợp đối với sai phạm của các nữ sinh tham gia đánh bạn.
dịch vụ bctc vay vốn ngân hàng
Trong khi vụ việc ở Nghệ An chưa kịp lắng xuống thì mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện 1 clip hai nữ sinh được cho là ở Thanh Hóa đánh 1 nữ sinh khác. Sau khi bị 1 cú đạp vào mặt, nạn nhân ngã bất tỉnh. Lúc này việc hành hung mới được dừng lại.

Cần một “liều thuốc” đặc hiệu

Một điều dễ nhận thấy là càng ngày, các vụ việc càng trở nên bạo lực hơn. Ngoài việc thẳng tay đấm đá “đối thủ”, các học sinh ghi hình vụ việc và đưa lên mạng xã hội khoe như đó là một chiến tích. Hồi chuông về bạo lực học đường đã gióng lên khá lâu thế nhưng, dường như căn bệnh này hiện vẫn chưa tìm ra “thuốc đặc hiệu”.

Nhà giáo ưu tú Phạm Huy Đức - nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An nhận định vấn đề bạo lực xảy ra trong lứa tuổi học đường ngày một tăng, không chỉ về số lượng, mà tàn bạo hơn về hành xử, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. Đây là vấn đề đáng được quan tâm. “Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về gia đình, việc giáo dục con cái không thể khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Một đứa trẻ học ở trường từ 4-8 tiếng đồng hồ, còn hầu hết thời gian là ở nhà. Giáo dục của cha mẹ rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục gia phong, truyền thống gia đình để giúp các cháu biết yêu thương. Một đứa trẻ đã có lòng nhân ái thì tính bạo lực sẽ hạn chế rất nhiều.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ
Tuy nhiên, nói như thế không phải là nhà trường không có trách nhiệm trong vấn đề này. Một thực tế là nhiều trường học chỉ chú ý đến chất lượng văn hóa mà chưa chú ý đến việc giáo dục, hình thành, bồi đắp và củng cố nhân cách, đạo đức của học sinh. Trong việc này, phải kể đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các em”.

Theo thầy giáo Phạm Huy Đức, các cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương cũng phải có trách nhiệm trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường. Một thực tế không thể phủ nhận là nhiều nơi mới chỉ chú ý đến các thành tích trong học tập của con em địa phương, ít có hành động cụ thể kịp thời biểu dương, khen ngợi những học sinh có hành động cao đẹp, vì người khác để lan tỏa hơn những hành động đẹp đó. Việc khen thưởng, biểu dương học sinh có hành động đẹp mới chỉ do ngành giáo dục và các tổ chức đoàn thể nơi các em sinh hoạt thực hiện.

Anh Lê Văn Lương - Trưởng ban Thanh thiếu nhi trường học Tỉnh đoàn Nghệ An cho rằng, cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lên án kịch liệt bạo lực học đường. “Cần đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động, hình thức vui chơi tập thể do tổ chức Đoàn, Đội tổ chức trong trường học để tăng cường giáo dục kỹ năng sống, phù hợp với tâm lý lứa tuổi để thu hút các em tham gia, đặc biệt hướng đến những nhóm đối tượng đặc biệt có nguy cơ bạo lực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét