Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Cô gái 8X với ước mơ là trưởng đại diện người Việt đầu tiên của UNICEF Việt Nam

Cô gái 8X sở hữu bảng thành tích gần… 2 trang A4

Với thành tích 12 năm phổ thông đạt danh hiệu HSG, giải Nhì quốc gia môn Văn lớp 12, không nhiều người quá ngạc nhiên khi Bùi Thị Minh Châu giành ngôi thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Ninh Thuận 2005 (với điểm số 61/60) và được tuyển thẳng vào khoa Quan hệ quốc tế, trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TPHCM.

Không mất quá nhiều thời gian để hòa nhập môi trường mới, cô gái từng tham gia Đường lên đỉnh Olympia 2004 (giải Nhất ở vòng tuần và vào vòng tháng với 230 điểm) này tiếp tục gặt hái những danh hiệu đáng ngưỡng mộ.
trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp
Trong 4 năm trên giảng đường, Minh Châu từng giành giải thưởng “Sao tháng giêng” của TƯ Hội SVVN, là một trong 10 SV tiêu biểu nhất ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM 3 năm liên tục (2006-2009), danh hiệu “Sinh viên 3 tốt” cấp trường, cấp ĐHQG, cấp Thành phố 3 năm liên tục (2006-2009)…

Tốt nghiệp ĐH với ngôi vị thủ khoa ngành Quan hệ quốc tế ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM năm 2010, Minh Châu quyết định “đầu quân” cho tổ chức phi chính phủ The Christina Noble Children’s Foundation (CNCF) chuyên thực hiện các dự án giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam.

Năm 2012, cô gái từng nhận được bằng khen của Bộ trưởng GD& ĐT này trở thành người Việt Nam duy nhất nhận học bổng toàn phần của chính phủ Đức (học bổng DAAD) cho khóa học thạc sĩ chuyên ngành Quản lý phát triển, niên khóa 2012-2014.

Châu nhớ lại: “Ở Đức, việc học luôn gắn liền với thực tiễn. Sẽ rất khó thành công trong việc học các môn xã hội nếu như không có kinh nghiệm thực tế. Những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc giúp tôi liên hệ giữa kiến thức trong sách vở và thực tế nhanh hơn, từ đó hiểu và áp dụng kinh nghiệm làm việc để phân tích vấn đề tốt hơn”.
học thực hành kế toán xây dựng
Bên cạnh đầu thời gian cho việc học, Minh Châu cũng rất chịu khó tham gia các hoạt động từ thời sinh viên như tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thanh niên các trường Đại học Đông Nam Á (tại Bangkok- Thái Lan tháng 9/2008) hay Diễn đàn Giáo dục Đông Nam Á & Cuộc thi nhà Diễn giả trẻ Đông Nam Á lần thứ 11 (tại Jakarta-Indonesia tháng 6/2009) và các hoạt động tình nguyện SV.

Chính bởi vậy trong thời gian ở châu Âu, Minh Châu không ngần ngại lựa chọn chuyến thực tập tại 1 tổ chức phi lợi nhuận của Đức đầu năm 2013 hay tham gia Chiến dịch tình nguyện “Làm sạch Đại Tây Dương” ở Bồ Đào Nha (tháng 5/2014).

Mục tiêu lớn đến từ đam mê phục vụ cộng đồng
trung tâm kế toán tại tp hcm
Tốt nghiệp loại giỏi chương trình Thạc sĩ tại Đức, cũng như nhiều du học sinh khác, Minh Châu “đau đầu” với câu hỏi “Ở lại hay trở về Việt Nam?” nhưng rồi cô nhanh chóng đưa ra quyết định của riêng mình.

Minh Châu tâm sự: “Tôi tin rằng trong thế giới phẳng như hiện nay, mỗi người có thể tìm ra nơi mà họ có thể cống hiến tốt nhất cho quê hương miễn là trái tim họ luôn hướng về quê hương. Nhưng với riêng bản thân tôi, nếu được làm cho một tổ chức hay dự án nhằm mục đích phát triển xã hội và cộng đồng, tôi muốn được làm những dự án đó cho chính đất nước tôi, tôi muốn được trực tiếp phục vụ đồng bào tôi, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
Tôi muốn được trực tiếp làm những điều trong khả năng của mình, dù nhỏ bé, để góp phần giúp cuộc sống của đồng bào tôi tốt hơn. Tôi hạnh phúc khi được nói chuyện với những người dân quê lam lũ, được nhìn thấy những nụ cười bình dị và chân chất của họ. Mỗi lần như vậy, tôi cảm nhận rõ ràng hơn sự gắn kết của mình đối với đất nước mình, đồng bào mình. Và đó là niềm hạnh phúc không dễ có được.

Lý do thứ hai là gia đình tôi. Năm 2013, khi tôi còn đang học ở Đức thì nhận được tin ba tôi bị nhồi máu cơ tim phải cấp cứu vào bệnh viện. Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn của tôi, ngày nào tôi cũng khóc và lúc nào tôi cũng thấy mình như “ngồi trên lửa” vì không biết tình hình sức khỏe của ba ở nhà như thế nào.

Tôi gọi điện về nhà mỗi ngày nhưng sợ gia đình muốn tôi bớt lo lắng mà giấu tình hình thực sự của ba tôi. Hai tuần sau đó, với sự hỗ trợ của DAAD mà tôi đã có thể về nhà trực tiếp đưa ba vào Sài Gòn chữa bệnh. Khi tôi sống ở nước ngoài, có thể là tôi sẽ gửi được nhiều tiền hơn về nhà. Nhưng liệu tiền tôi kiếm được có đủ để “mua” khoảng thời gian mà tôi được sống bên cạnh bà nội 100 tuổi của tôi và ba mẹ tôi? Bà nội tôi đã qua đời sau 1 năm tôi về nước…. Dẫu sao thì tôi cũng đã có thể ở cạnh bà và được nhìn bà lần cuối trước khi bà đi vào cõi vĩnh hằng.

Còn bây giờ, tôi muốn được ở bên cạnh trò chuyện và chăm sóc cha mẹ tôi nhiều nhất có thể. Tôi rất hạnh phúc mỗi lần được đi dạo trò chuyện với ba tôi, ăn bữa cơm mẹ nấu, hay đi tắm biển vào sáng sớm với em gái tôi. Đó là những hạnh phúc bình dị mà quý giá mà nếu định cư ở nước ngoài tôi sẽ không dễ có được”.

Sau khi về nước, Minh Châu làm đại diện cho Hội Chữ Thập Đỏ Đức tại tỉnh Bình Định và sau đó là tham gia dự án “Cộng đồng vì Trái tim khỏe” của tổ chức phi lợi nhuận PATH (Mỹ) chuyên về y tế công cộng với mục đích góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức về tăng huyết áp, phát hiện sớm, phòng ngừa, điều trị và quản lý tăng huyết áp hiệu quả và bền vững hơn.
trung tâm kế toán tại bình dương
Chia sẻ về kế hoạch trong tươi lai, cô gái thế hệ 8X vui vẻ tâm sự: “Với tôi, phục vụ đồng bào mình, nhất là những người khó khăn, kém may mắn, vừa là trách nhiệm, vừa là niềm hạnh phúc của tôi.

10 năm tới, mục tiêu của tôi là trở thành trưởng đại diện người Việt đầu tiên của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF tại Việt Nam. Trẻ em là tương lai lâu dài của đất nước. Trong tất cả các đối tượng khó khăn, trẻ em vẫn là đối tượng tôi quan tâm nhất”.

Và giấc mơ “truyền lửa”

Với không ít bạn trẻ chọn con đường du học chỉ bởi nghĩ rằng điều đó đồng nghĩa với “một bước tới thiên đường” từ “cách sống cởi mở, cơ sở vật chất hiện đại, ngoại ngữ như gió, việc làm sau này tính bằng đô”, với những trải nghiệm của mình, Châu đánh giá: “Đúng là trước đây, khi còn là sinh viên đại học, có lúc tôi từng nghĩ như vậy.

Với tôi lúc đó, du học là ước mơ lớn nhất. Tôi chỉ biết có ước mơ đó và thậm chí tôi không tưởng tượng nổi và không có kế hoạch cho việc du học xong thì mình làm gì. Sau này, những trải nghiệm cuộc sống đã giúp tôi trưởng thành hơn. Không có cái gì là “một bước tới thiên đường” cả, có lẽ trừ việc…trúng số Vietlott”.

“Khoảng thời gian du học, khoảng thời gian sống ở đất nước xa lạ, lạ từ ngôn ngữ đến văn hóa, cách sống, thậm chí là cách học, đó chưa bao giờ là khoảng thời gian dễ dàng. Tôi đã phải học hỏi, quan sát và cố gắng từng ngày để dần thích ứng với môi trường mới. Sau khi du học xong về nước cũng vậy, kiến thức trong sách vở và thực tế cuộc sống luôn có những khoảng cách nhất định.

Ứng dụng thành công những gì đã được học vào thực tế công việc lại tiếp tục là một thử thách lớn, là quá trình học hỏi và quan sát, là quá trình nỗ lực hàng ngày, hàng giờ. Những cái tôi đã tưởng tượng đôi khi khác xa với thực tế, điều quan trọng là phải luôn trong tâm thế đón nhận và học hỏi từ cái mới, từ sự khác biệt”, Châu cho biết thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét