Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Hành trình chia sẻ và đồng cảm của con các cựu chiến binh Việt - Mỹ

Nhưng giờ bà đã đứng đây ở đầu một chiếc bàn dài trong phòng họp, đối diện với 6 người Việt Nam khác cũng mất cha mẹ trong cuộc chiến đó, khi chiến đấu chống Mỹ. Đây là cuộc gặp thứ 4 như vậy của Carlson Delogne chỉ trong 8 ngày, và cảm xúc chỉ trực trào dâng.

“Chúng tôi tự hỏi liệu khi chúng tôi gặp nhau có làm những vết thương cũ nhức nhối trở lại, hay liệu có ai trong chúng tôi lại thấy giận dữ hoặc buồn đau không”, bà Delogne chia sẻ. Sau đó bà bắt đầu khóc. “Chúng tôi đều thấy buồn, nhưng không hề giận dữ”.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Cuộc gặp của những người con cùng cảnh ngộ

Cuộc gặp hồi tuần trước là một phần trong những nỗ lực vì hy vọng và hàn gắn cho bà Carlson Delogne, 51 tuổi, người sinh ra trong một căn cứ quân sự tại Texas và nay sống tại Walpole, bang Massachusetts.

Bà tới Việt Nam cùng 5 người con khác của các cựu chiến binh Mỹ đã thiệt mạng hoặc mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam. Nhiệm vụ của họ là tìm về nơi cha mình đã chiến đấu và thiệt mạng, để nói chuyện với con của các liệt sỹ và cựu chiến binh Việt Nam khác.
dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Những cuộc gặp này là lần gặp mặt chính thức đầu tiên giữa con của các cựu quân nhân Mỹ và Việt Nam hy sinh hoặc mất tích trong cuộc chiến. Hoạt động này được tổ chức đúng năm hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, sau một cuộc chiến đã cướp đi hàng triệu sinh mạng 4 thập niên trước.

Ngày nay, Mỹ xem Việt Nam như đối tác quan trọng tại khu vực, và gần đây đã dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, vốn tồn tại suốt nhiều năm. Kim ngạch thương mại song phương hiện đã đạt gần 30 tỷ USD, và Việt Nam là thành viên sáng lập của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng. Cùng tham gia còn có nhiều quốc gia Vành đai Thái Bình Dương khác.
dịch vụ làm sổ sách kế toán tại tp hcm
Tổng thư ký Hội Việt - Mỹ, Bùi Văn Nghị cho biết cơ quan này đã thu xếp hành trình kéo dài 11 ngày cho nhóm con các cựu quân nhân, và khẳng định đây là một bước tiến nữa trong tiến trình bình thường hóa. “Nếu chúng ta muốn mối quan hệ giữa hai nước phát triển, chúng ta cần có sự thấu hiểu lẫn nhau sâu sắc hơn nữa”, ông Nghị nói.

Trong 4 cuộc gặp gỡ diễn ra khắp Việt Nam trong tháng này giữa 6 người Mỹ và hơn 20 người con của các cựu chiến binh Việt Nam, những bức tường ngăn cách đang dần được phá dỡ.

Tại TP Hồ Chí Minh, Susan Mitchell-Mattera, 51 tuổi, đến từ Carson California đã chơi một vài nốt nhạc với cây kèn ácmônica của cha mình, ông James C. Mitchell Jr., để lại. Ông Mitchell từng dùng cây kèn trước khi tử trận năm 1970 tại đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây bà Susan mới tìm ra nó trong một chiếc hòm không được mở ra suốt 46 năm.

Câu chuyện của Susan cũng phần nào tương đồng với bà Nguyễn Thị Hồng Diễm, 47 tuổi, đến từ TP. Hồ Chí Minh. Cha và mẹ bà đều tham gia kháng chiến và hy sinh cũng tại đồng bằng sông Cửu Long. “Tôi thực sự cảm thấy chúng tôi có chung nỗi đau”, bà Diễm chia sẻ.

Ngồi cách đó không xa, ông Vũ Ngọc Xiêm, 66 tuổi, nhìn chằm chằm vào những người Mỹ. Khuôn mặt ông hằm hằm như thể giận dữ. Nhưng cuối cùng ông đã đứng lên và nói với mọi người.

Khi 14 tuổi, bom Mỹ đã giết chết cha ông. 4 năm sau, bom rơi trúng trường học của ông Xiêm, khiến 19 học sinh thiệt mạng. Suốt cuộc đời, ông không muốn gì hơn ngoài sự trả thù. Nhưng giờ khi đứng trước con của những kẻ thù xưa, ông thấy ngập ngừng.

“Bạn phải hiểu rằng Việt Nam là một đất nước người dân yêu thương nhau và yêu hòa bình”, ông Xiêm nói, và cho biết mong muốn trả thù giờ đã phai nhạt. “Thù hận không thể giúp được chúng ta. Tôi hoàn toàn tin rằng chúng ta có thể làm gì đó hữu ích hơn cho đất nước và nhân dân hai nước”.

Khi những người Mỹ chứng kiến sự thù hận trong ông Xiêm tan biết thành thứ gì đó như sự chấp nhận, một vài người đã cảm thấy sự thừa nhận mạnh mẽ trong tâm khảm. Những lời của ông Xiêm cũng chính là những cảm xúc rối lẫn lộn trong họ.

Về lại chiến trường xưa

Những người Mỹ cũng tìm kiếm sự khuây khỏa theo một cách khác trong chuyến đi này, đó là tới thăm nơi cha họ đã tử trận hoặc mất tích.

Ronald R. Reyes, 47 tuổi, đi theo một con đường mòn, dẫn vào một căn cứ trên đồi ở Khe Sanh. Đó là nơi cha ông, Ronald Reyes, đã thiệt mạng trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân của bộ đội miền Bắc. Đó là trận chiến mà đến nay có vai trò quan trọng trong việc thuyết phục người Mỹ rằng cuộc chiến đó sẽ không thể đi đến đâu.

Ông Reyes, một nhà tư vấn bất động sản đang sống tại Simi Valley, California, đã khụy xuống đất, rồi lật giở nhanh một cuốn album ảnh mà cha từng mang theo suốt cuộc chiến. “Tôi đã trở lại, và đất nước này đang chăm sóc tôi”, ông nói.

Tại tỉnh Quảng Ngãi gần đó, Mike Burkett, 49 tuổi, một người bán hàng thực phẩm và đồ uống tại Houston, thì tới thăm một con sông hiền hòa, nơi cha ông, Curtis Earl Burkett đã chết đuối năm 1971.

Tại bờ sông, ông Burkett bỏ lại một bức ảnh chụp một chiếc xe Camaro 1968 của cha mình, cùng vài điếu thuốc. “Đó là một điều tôi thấy hối tiếc”, ông Burkett nói. “Tôi chưa từng có lần nào cùng hút thuốc với cha mình”.

Bà Carlson Delogne thì không rõ cha mình John W. Carlson, một đại úy không quân tử trận, ở đâu và như thế nào. Chiếc chiến đấu cơ F-5C ông lái khi đó được khẳng định đã rơi ngày 7/12/1966, cách TP. Hồ Chí Minh mà khi xưa có tên Sài Gòn, chừng hơn 60km. Gia đình bà sau đó đã bỏ ra nhiều năm để tìm thêm manh mối nhưng không mấy thành công.

Trước hành trình sang Việt Nam, bà Carlson Delogne cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ có gửi một tập hồ sơ, xác định tọa độ gần một ngôi làng có tên Long Nguyen, mà các nhà điều tra tin rằng có thể là địa điểm máy bay rơi. Bà đã đưa tọa độ lên phần mềm bản đồ Google Earth, và 3 trong số những người Mỹ đã rời khách sạn trên một chiếc xe nhỏ.

Sau hơn 50km chạy dọc theo một tuyến cao tốc 4 làn xe, chiếc xe tấp vào lề đường và dừng ở một con đường sỏi nhỏ chạy giữa hai hàng cây cao su. Bà Carlson Delogne và ông Reyes xuống xe và đi nhanh qua những hàng cây. Tọa độ cuối cùng nằm cách con đường nhỏ chừng 200m, trong một hố nông có kích thước bằng phòng ngủ.

Ông Reyes nói rằng hố đó trong không giống hình thành do tự nhiên. Bà Carlson Delogne thì bước xuống và quỳ gối khóc nức nở hồi lâu. Sau đó bà nói chuyện với người cha bà đã chờ được gặp từ lâu.

“Con không biết thi thể cha ở đâu - có lẽ cha ở đây hoặc gần đây”, bà nói với giọng run run. “Nhưng con luôn nghĩ cha ở bên con mỗi ngày khi con khóc, khi con đối diện với sự sợ hại và làm những điều khiến con sợ, như còn đang ở đây lúc này.

Con thấy vẻ đẹp của nơi này, của con người nơi đây, và con đã thấy sự tàn phá của những quả bom”, bà Carlson Delogne nói tiếp. “Và con không hiểu vì sao một người rất đáng yêu, tốt bụng, xinh đẹp và tuyệt vời lại có thể tham chiến với nơi này”.

Sau đó bà dùng tay bới một hố nhỏ, và chôn chiếc vòng ghi dòng chữ “mất tích khi tham chiến”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét