Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Tiềm năng từ giống bò “thuần cỏ” Long Hội

Sông Thu Bồn chảy về đến xã Điện Quang chẻ làm hai nhánh bao bọc, ôm lấy hai xã Điện Quang, Điện Trung và một phần xã Điện Thọ tạo thành một bãi bồi phì nhiêu trước khi hợp lưu.

Bãi bồi (bãi cỏ Long Hội) rộng lớn, trù phú, xanh ngút tầm mắt, xa xa là những chú bò đang nhởn nhơ gặm cỏ gợi nhắc ta về một vùng quê yên ả, thanh bình.
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Từ trong xóm mới Kỳ Lam (xã Điện Quang) đi dọc ven sông, ta có thể nhìn thấy những trang trại bò trải dài trên bãi cỏ. Từng đoàn xe máy, xe đạp, xe công nông nối tiếp nhau chở từng bao cỏ, nhành bắp đến các trại bò.

Dưới cái nắng chói chang của ngày hè miền Trung, hầu hết bò đều được nuôi nhốt trong chuồng, hoặc thơ thẩn dưới bóng râm. Ông Đoàn Trung (Điện Thọ, Điện Bàn) cho biết: “Nắng nóng như thế này thì chủ yếu nuôi nhốt trong chuồng hoặc cột dưới bóng râm để đảm bảo sức khỏe cho bò. Thức ăn chủ yếu là nhành bắp nếp mình đi bẻ giúp nên họ cho lại hoặc gia đình tự trồng cỏ rồi cho ăn thêm với cám".
trung tâm kế toán tại thủ đức
"Gia đình tôi nuôi chỉ 7 con, sau khi bò lớn thì thương lái đến mua, bán tại trại nên người ta cũng ép giá lắm nhưng cũng chịu thôi. Trung bình năm sau khi trừ các khoản phí gia đình lãi từ 70-80 triệu đồng, cũng đủ trang trải chi phí bên cạnh trồng trọt”, ông kể.

Những người dân thuần nông ở Kỳ Long, Kỳ Lam (xã Điện Thọ) và xóm mới Kỳ Lam,… vẫn quen với ruộng đồng, rồi hơn mấy chục năm trước họ lại cùng nhau đến bãi cỏ Long Hội để chăn nuôi.

Theo số liệu thống kê từ hai xã Điện Quang và Điện Thọ, đến mùa con nước, cỏ xanh mơn mởn số lượng bò ở đây có thể lên đến hơn 1.000 con bò với gần 130 hộ chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng đang chăm sóc những chú bò trong trang trại của mình cho biết: “Gia đình tôi nuôi hơn 25 con, sau khi trừ tất cả chi phí thì mỗi năm cũng lãi vài trăm triệu, dự định thời gian đến sẽ mở rộng trại bò của mình. Bạn hàng sau khi đến đây mua thì chuyển đi khắp nơi trong và ngoại tỉnh, bê thui Cầu Mống nổi danh Quảng Nam cũng là bò từ đây chứ đâu xa”.
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Ông Hoàng cho biết thêm, ngày xưa gia đình vợ chồng toàn đi làm thuê cho người khác. Chủ bò bỏ giống và chi phí còn vợ chồng thì bỏ công nuôi sau khi bán bò hai bên thỏa thuận chia đôi. Sau khi nuôi thuê bốn năm thì ông Hoàng chuyển ra nuôi riêng.

Đến năm 2000 thì vợ chồng ra riêng, sau hơn 15 năm chăn nuôi, chăm sóc tận tình vừa chăn nuôi, vừa trồng trọt họ đã có thể nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét