Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

10 bé trai được giải cứu từ Trung Quốc: Đường về nhà còn xa!

"Mỗi con mỗi tính nhưng đều dễ thương lắm!"

Chị Nguyễn Thị Hồng Cẩm, cán bộ của Trung tâm, người gần gũi chăm sóc 10 cháu bé nói với tôi như vậy trong buổi chiều nhạt nắng cuối tháng 8, khi cùng tôi đứng chờ đón 9 cậu bé là Hòa, Xã, Hội, Chủ, Nghĩa, Việt, Nam, Hùng và Mạnh từ trường mầm non trở về (riêng Cộng vừa được mẹ đón về nhà vào tháng 6/2016).
dịch vụ kế toán thuế tp hcm
Chị Cẩm bảo, tên là do các anh công an đặt cho các cháu khi đưa các cháu trở về, còn họ thì sau này do các mẹ ở Trung tâm đặt.

16h30, khi tiếng trống trường mẫu giáo Hoa Hồng (ngay gần Trung tâm) vừa vang lên, chị Cẩm vội vã trao cháu bé chừng 5 tháng tuổi đang bế trên tay cho một nữ cán bộ khác rồi rảo bước ra phía cổng Trung tâm. Nhìn theo hướng đi của chị, tôi thấy chừng hơn chục cháu bé chạy ùa về ôm lấy chị Cẩm, đứa thì ôm chân, đứa thì níu tay, đứa thì hồ hởi khoe hôm nay con được học chữ… Sân Trung tâm đang im lìm bỗng trở nên náo nhiệt.
dịch vụ làm giải thể doanh nghiệp
Chỉ vào 9 bé trai, chị Cẩm nói, mỗi đứa mỗi tính, hồi mới được các anh công an đưa về các con mới hơn một tuổi nên chăm sóc rất vất vả. Các chị phải thay nhau lo cho các con ngày cũng như đêm. Có nhiều đêm phải thức trắng vì tụi nhỏ cứ một đứa ốm thì gần như tất cả ốm theo.

“Sống cùng tụi nhỏ hơn 3 năm, em thuộc tính nết từng đứa một. Mạnh thì nghịch ngợm nhưng thông minh, Xã thì dẻo miệng lại ưa nịnh, Việt thì nhút nhát nhưng lại thích xem siêu nhân… Mỗi con, mỗi tính nhưng được cái các con rất ngoan và dễ thương. Dường như trời cũng thương nên phú cho các con sức khỏe. Chỉ hu hi chứ không có bệnh gì nghiêm trọng”, hướng cái nhìn đầy yêu thương vào 9 cậu bé đang chơi đùa trong sân, chị Cẩm bộc bạch.

Mẹ Vũ Thị Hà thì hồ hởi kể, vì các con sàn sàn kiểu "trứng gà trứng vịt" nên rất khó phân biệt. Để mọi người đến trung tâm không nhầm, các mẹ phải cho các con đứng xếp hàng theo thứ tự rồi chụp ảnh lại, khi cần sẽ cho mọi người xem lại.

“Các con mỗi đứa một tính, không cùng huyết thống nhưng rất thương yêu, gắn bó với nhau. Có quà gì cũng phải chờ đủ hết mới nhận. Thậm chí có khi mẹ bắt lỗi một bạn thì cả 8 bạn còn lại kiên quyết chịu phạt cùng”, chị Hà nói.

Với chúng tôi, các cháu bé cũng không tỏ ra lạ lẫm. Mạnh khoe với tôi, cháu rất thích đọc chuyện tranh; Hòa thì cứ lẽo đẽo theo chân tôi xin được xem hình của mình có đẹp không. Riêng Việt tuy bị cấm lại gần mọi người vì đang đau mắt nhưng cu cậu vẫn len lén chui vào giữa đám bạn để được chụp hình. Rồi Xã, Chủ, Nam, Hùng… thi nhau khoe đi học hay được phiếu bé ngoan, vui vẻ tham gia đá bóng với các chú là khách đến thăm Trung tâm.
thuê dịch vụ kế toán tại hải phòng
Chị Trần Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm kể lại, khi được đưa về trung tâm, các con đều còn nhỏ tí xíu, còi cọc nhiều so với các bạn cùng trang lứa; thậm chí nhiều tháng sau các con vẫn không nói được tiếng Việt. Nhưng sau đó được các mẹ nuôi dưỡng với một chế độ đặc biệt nên các con nhanh chóng hồi phục sức khỏe và hòa nhập.

Cũng theo chị Vân, suốt 3 năm qua các con luôn được sống trong tình yêu thương, sự chăm sóc của mọi người trong Trung tâm. Cứ sáng sáng các con khoanh tay chào các mẹ râm ran cả một góc sân rồi rồng rắn dắt tay nhau cùng nhau đến trường mẫu giáo và chiếu tối lại trở về trong vòng tay ôm ấp, chở che của các mẹ.

“Cuộc sống của các con cứ bình lặng trôi qua mỗi ngày, từ lâu các con đã hồn nhiên coi Trung tâm là nơi sinh ra và nuôi dưỡng minh. Căn phòng các con ở cũng luôn đầy ắp tiếng cười. Thực sự các con chưa cảm nhận rõ ràng về sự thiếu vắng mái ấm có cha, có mẹ, có người thân vì còn quá nhỏ. Nhưng các mẹ trong Trung tâm thì bao lâu nay vẫn luôn đau đáu mong ước tất cả các con sẽ tìm được về mái ấm gia đình của chính mình”, chị Vân chia sẻ.

Chị Vân cho biết thêm, trong 3 năm qua cũng đã có nhiều người đến Trung tâm hoặc qua điện thoại hỏi về các con; tuy nhiên do không có căn cứ, không xác định đúng thời gian nên đến nay các con vẫn chưa tìm thấy gia đình.

“Tháng 6 vừa qua, chỉ có Cộng là may mắn được mẹ đón về nhà. Mẹ của Cộng chính là một mắt xích trong đường dây mua bán trẻ em này, sau khi thụ án ở Trunng Quốc đã về làm mọi thủ tục để đón Cộng và đưa về quê ở Thanh Hóa. Mạnh cũng tìm được mẹ, tuy nhiên mẹ Mạnh cũng là một mắt xích khác của đường dây và hiện vẫn đang thụ án bên Trung Quốc nên Mạnh tạm thời vẫn chưa được đón về”, chị Vân nói.

Theo các mẹ ở Trung tâm, ngày chia tay Cộng, nhiều mẹ đã khóc, khóc vì mừng nhưng cũng khóc vì lo. Mừng vì Cộng đã được về với mẹ đẻ, về với mái ấm của gia đình mình nhưng lo mẹ Cộng "ngựa quen đường cũ" thì không biết tương lai Cộng sẽ ra sao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét