Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Những lần “mừng hụt” của Trung Quốc khi bị các nước hủy hợp đồng hàng tỷ USD

Những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên là một quốc gia thường xuyên góp mặt trong các dự án xây dựng công trình cơ bản cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng tại nhiều nước trên thế giới. Theo đó, Bắc Kinh đã nhiều lần cạnh tranh với các nhà thầu tên tuổi trên thế giới và giành chiến thắng trong các phiên đấu thầu trị giá hàng tỷ USD bằng những lợi thế sẵn có.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, nhiều quốc gia, mặc dù đã ký hợp đồng hoặc từng nhận lời sẽ hợp tác với Trung Quốc, bất ngờ tuyên bố dừng các dự án với Bắc Kinh, ngay cả khi phải chấp nhận đền bù một khoản tiền không nhỏ. Hầu hết các lý do được đưa ra để giải thích cho những vụ hủy bỏ này đều liên quan tới sự minh bạch trong quá trình đấu thầu, chất lượng hoặc mức độ an toàn của các công trình do Trung Quốc thi công, ngoài ra còn một số vấn đề khác liên quan tới an ninh và chính trị. Cùng điểm qua một số vụ việc nổi cộm liên quan tới việc các nước hủy bỏ dự án của Trung Quốc trong thời gian vừa qua.
dịch vụ kế toán thuế tp hcm
Tháng 9/2014, nhân chuyến thăm tới Sri Lanka, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dự lễ khởi công xây dựng thành phố cảng Colombo trên một hòn đảo nhân tạo gần thủ đô Colombo của nước này. Theo thiết kế ban đầu, dự án bất động sản mang tên Colombo Port City, trải rộng trên diện tích 200 ha, sẽ bao gồm các trung tâm mua sắm, khu thể thao dưới nước, sân golf, khách sạn, khu chung cư và bến đỗ du thuyền. Đây được xem là một phần trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng và thương mại của Trung Quốc theo chiến lược “con đường tơ lụa trên biển” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ
Tuy nhiên, 3 tháng sau đó, Sri Lanka bất ngờ thông báo với phía Trung Quốc về việc tạm dừng xây dựng thành phố cảng trị giá 1,5 tỷ USD này vào thời điểm chính phủ mới của Tổng thống Maithripala Sirisena chuẩn bị ra mắt. Ông Sirisena, người chuẩn bị nhận nhiệm sở vào tháng 1/2015, đã cam kết rà soát lại tất cả các dự án lớn sử dụng nguồn vốn từ Trung Quốc tại Sri Lanka vào thời điểm đó. Đây đều là những dự án do Tổng thống tiền nhiệm Mahinda Rajapaksa ký kết với Bắc Kinh nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực thương mại, đầu tư.

Sau khi xem xét các hoạt động xây dựng của nhà thầu Trung Quốc, chính phủ Sri Lanka cho rằng dự án thành phố cảng này thiếu tính minh bạch, thiếu giấy phép cần thiết và được đấu thầu không công bằng. Cơ quan chức năng của Sri Lanka cũng cáo buộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông Trung Quốc (CCCC), đơn vị phụ trách thi công Colombo, vi phạm pháp luật cũng như có hành vi gây tổn hại môi trường. Ủy ban Đầu tư Srilanka đã yêu cầu ngừng việc thi công dự án cho tới khi có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, đồng thời khẳng định nếu công ty Trung Quốc không dừng việc thi công lại, Sri Lanka sẽ thực thi các hành động pháp lý cần thiết.

Sau dự án cảng biển Colombo, các dự án cảng và đường bộ khác cũng bị đưa vào tầm ngắm của Tổng thống Maithripala Sirisena. Chính phủ nước này yêu cầu tất cả các dự án trong tương lai phải được đấu thầu công khai và minh bạch, đồng thời tuân thủ theo đúng luật pháp Sri Lanka.

Ngày 3/11/2014, Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) được thông báo trúng thầu thi công dự án đường sắt cao tốc dài 210 km nối thủ đô Mexico City với trung tâm công nghiệp Queretaro ở miền trung Mexico. Đây là dự án đường sắt cao tốc đầu tiên ở Mexico, và cũng là công trình đầu tiên ở khu vực Mỹ La tinh. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau đó, ngày 6/11/2014, Bộ trưởng giao thông Mexico Gerardo Ruiz Esparza thông báo rằng Tổng thống Pena Nieto đã quyết định thu hồi quyết định ngày 3/11 và mở lại tiến trình đấu thầu dự án trị giá 4,3 tỷ USD này. Theo Bộ trưởng Esparza, thỏa thuận bị rút lại nhằm tránh “bất kỳ nghi ngờ nào về tính hợp pháp và minh bạch” của tiến trình đấu thầu sau khi chỉ có một nhóm tham gia.
thuê dịch vụ kế toán tại hải phòng
Hợp đồng với Trung Quốc bị hủy bỏ sau khi các nhà lập pháp Mexico cáo buộc chính phủ ưu đãi cho CRCC. Nhiều người dân Mexico đặt ra nghi vấn về tính minh bạch cũng như khả năng xảy ra tham nhũng trong quá trình đấu thầu dự án. Trước đó, phiên đấu thầu cho dự án này diễn ra với sự tham gia của duy nhất một liên doanh do tập đoàn của Trung Quốc dẫn đầu. Điều này đã khiến cho Tổng thống Nieto nghi ngờ vì các nhà thầu lớn như Mitsubishi của Nhật Bản, Alstom của Pháp, Bombardier của Canada và Siemens của Đức đều đã gửi hồ sơ tham gia trước đó nhưng bất ngờ rút đi. Bộ Giao thông Mexico cũng không giải thích tại sao các công ty lớn không tham gia đấu thầu. Chính phủ Mexico cho biết sẽ chấp nhận đền bù 1.31 tỷ USD do đơn phương hủy hợp đồng đường sắt với nhà thầu Trung Quốc.

Trước khi tuyên bố hủy thỏa thuận trên, chính phủ Mexico đã hi vọng sẽ bắt đầu khởi công dự án vào tháng 12/2014 và tuyến đường sắt sẽ đi vào hoạt động từ năm 2017. Tuyến đường sắt đặt mục tiêu vận 23.000 hành khách mỗi ngày, hoạt động với vận tốc lên tới 300 km/h, giảm thời gian đi lại giữa Mexico City và Queretaro từ 2,5 giờ xuống còn 58 phút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét