Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Nhiều bất cập trong quy định giáo viên phải học tiếng Anh

Theo quy định mới đây của Bộ GD-ĐT, giáo viên muốn nâng lương theo bậc học thì cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ A2 (tương đương bậc 2 (A1, A2, B1, B2, C1, C2) theo khung trình độ chung châu Âu (CEFR). Cùng với việc để nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho giáo viên, vừa qua, Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa có ban hành công văn chỉ đạo tới tất cả các trường học trong tỉnh phối hợp với các trung tâm GDTX huyện, thị xã, thành phố chọn trung tâm để đào tạo tiếng Anh cho giáo viên.
dịch vụ kế toán thuế tại biên hòa đồng nai
Các trung tâm ngoại ngữ Sao Mai, trung tâm ngoại ngữ Đông Dương được chọn lựa theo quyết định của Giám đốc Sở GD-ĐT, đào tạo tiếng Anh cho giáo viên dưới hình thức giáo dục thường xuyên.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khiến nhiều giáo viên không khỏi bức xúc vì không được tự lựa chọn trung tâm để học, số tiền đóng quá cao cũng như không rõ ràng. Cùng số tiết học và cấp chứng chỉ như nhau nhưng giữa các trung tâm lại có sự chênh lệch quá lớn về tiền học; số tiết học quá ít, không đủ để giáo viên có thể tiếp thu và thi lấy chứng chỉ…

Một số giáo viên dạy trên địa bàn TP Thanh Hóa cho biết họ được thông báo yêu cầu phải đi học tiếng Anh. Trong công văn chỉ đạo của cấp trên không thấy ghi rõ là những ai đã có chứng chỉ rồi thì không phải đi học.
dịch vụ thành lập công ty
“Bản thân tôi cùng với một số giáo viên trong trường mặc dù có chứng chỉ rồi nhưng vẫn phải đăng ký đi học “ - một giáo viên trên địa bàn TP Thanh Hóa cho biết.

“Mỗi giáo viên được học một đợt 3 tháng, tuy nhiên chỉ có 30 tiết được lên lớp học trực tiếp với thầy tại trung tâm còn lại tự học, có mail gửi bài. Chủ yếu là tự giáo viên học. Chúng tôi thiết nghĩ đối với môn tiếng Anh, nhiều người phải học mấy năm trời còn chưa thấm vào đâu huống gì chúng tôi chỉ được học có mấy buổi như vậy thì làm sao đủ trình độ để thi lấy chứng chỉ. Chưa kể việc chúng tôi còn phải dành thời gian đi dạy, soạn giáo án…” - một giáo viên khác cho biết.

Về vấn đề đóng tiền để nhập học, có nhiều mức đóng khác nhau so với từng địa bàn. Tại TP Thanh Hóa, mỗi giáo viên phải đóng 2.100.000 đồng; tại huyện Cẩm Thủy, mỗi giáo viên đóng 2.200.000 đồng…

Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa các trung tâm lại quá lớn cũng khiến giáo viên thắc mắc. Một số giáo viên dạy trên địa bàn huyện Cẩm Thủy cho biết, họ phải đóng cho Trung tâm ngoại ngữ Sao Mai 2.200.000 đồng thế nhưng cũng mức học như thế thì tại Trung tâm ngoại ngữ Đông Dương, đồng nghiệp của họ ở các huyện như Thạch Thành, Yên Định, Lang Chánh… chỉ phải đóng 1.200.000 đồng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại hưng yên
Các giáo viên không khỏi nghi ngờ đặt ra câu hỏi tại sao lại có sự chênh lệch số tiền quá lớn đến như vậy. Trong đơn thư gửi Sở GD-ĐT, các giáo viên tại huyện Cẩm Thủy ghi rõ: “Việc học ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên có bắt buộc hay không? Tại sao chúng tôi lại bắt buộc phải học (có những người chỉ còn 1 hoặc 2 năm nữa về hưu cũng vẫn phải học).

“Việc hợp đồng với trung tâm ngoại ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét