Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

“Việt Nam có thể làm những bộ phim hay hơn Hậu duệ mặt trời”

Việt Nam không thể xây dựng người lính kiểu “Hậu duệ mặt trời”

Cơn sốt mang tên Hậu duệ mặt trời đã khiến cho cộng đồng mạng Việt Nam nói riêng và cộng đồng mạng Châu Á nhiều ngày qua trở nên rôm rả hơn bao giờ hết. Những người yêu thích bộ phim này sẵn sàng chế ảnh đại diện theo “style” Yoo Shi Jin để bày tỏ lòng hâm mộ. Nhiều cô gái thậm chí có thể ngồi thao thao bất tuyệt cả ngày trời về nhân vật “soái ca” Yoo Shi Jin (Song Joong Ki) với những thổn thức khó gọi tên.
làm bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Vậy điều gì khiến hình tượng người lính Hàn trên phim ảnh trở nên được hâm mộ đến vậy? Và liệu Việt Nam có thể xây dựng được hình tượng người lính mang tính “lan toả” đến thế?

Trao đổi về vấn đề này, đạo diễn Đặng Thái Huyền, người đang đeo quân hàm Đại úy thuộc Hãng phim Điện ảnh Quân đội, đồng thời là người đã thành công với nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh - hậu chiến (Mười ba bến nước, Người trở về) cho rằng, phim ảnh cũng là một thể loại đặc thù của văn hóa - nghệ thuật. Vì lẽ đó mà bất kỳ quốc gia nào khi xây dựng các tác phẩm điện ảnh đều hướng tới việc giáo dục về chân - thiện - mỹ, Việt Nam cũng thế và Hàn Quốc cũng thế.
dịch vụ thành lập chi nhánh công ty
“Một bộ phim muốn giáo dục hay tuyên truyền điều gì trước hết phải thuyết phục được khán giả ngồi xem từ đầu tới cuối và chạm được vào cảm xúc của họ. Điện ảnh Hàn Quốc mà tiêu biểu là phim truyền hình “Hậu duệ mặt trời” đã làm rất tốt điều đó. Họ có cả một công thức sản xuất phim để thu hút khán giả, có thể kể đến từ câu chuyện tình yêu lãng mạn, dàn diễn viên đẹp như mơ và không tiếc tiền cho bối cảnh, đạo cụ... để phim đẹp long lanh nhất có thể. Nếu “cơ chế” làm phim ở Việt Nam mà thoáng, dám đầu tư mạnh tay như của Hàn Quốc và truyền hình nhiều nước khác thì chúng ta cũng có thể có những bộ phim đình đám không thua kém “Hậu duệ mặt trời”. Tại sao lại không tự tin chứ”, nữ đạo diễn Người trở về chia sẻ.

Nói là vậy nhưng theo đạo diễn Đặng Thái Huyền thì nếu có “cơ chế” Việt Nam cũng rất khó để xây dựng hình tượng người lính Việt Nam mang “style” như kiểu người lính trong “Hậu duệ mặt trời” bởi làm phim ở Việt Nam rất khác Hàn Quốc. Hàn Quốc có thể để một sĩ quan cấp úy gọi trực thăng đến đón nhưng ở Việt Nam sẽ không thể có chuyện đó. Làm phim về quân đội ở Việt Nam chưa cho phép những tình tiết cường điệu, đi quá xa thực tế như thế. Ngoài ra, văn hóa và lịch sử mỗi nước kèm theo tư duy nhìn nhận hình ảnh người lính của khán giả Việt cũng đã cố hữu với những khuôn thước, chuẩn mực... nên hình tượng người lính trên phim Việt bao năm qua vẫn “đóng khung” trong một chuẩn chung là điều dễ lý giải.

Đặng Thái Huyền cho biết, khi hoàn tất bộ phim Người trở về, chị đã bị nhắc nhở về cách xây dựng hình tượng nhân vật Quang - một anh lính có tình yêu mãnh liệt với nữ bác sĩ chiến trường Mây. Một vài người cho rằng, cách xây dựng nhân vật Quang của chị bị “thoáng” quá đà.

“Về quan điểm của tôi, tôi luôn cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần xây dựng hình tượng người lính gần gũi hơn, thật hơn, đời hơn nữa”, đạo diễn họ Đặng nói.
dịch vụ thành lập dn tại hải phòng
Đặng Thái Huyền cho rằng, với phim về chiến tranh, cách kể không quan trọng. Cách kể có thể hơi bay bổng, có thể hơi thực tế, có thể bằng một hình ảnh “soái ca”, có thể là có cảnh nóng, cảnh kinh dị… nhưng việc kéo được khán giả đến rạp và thuyết phục họ xem từ đầu tới cuối một bộ phim về chiến tranh với sự say mê rồi khi bước ra khỏi rạp trong đầu họ một chút “ám ảnh” về phim là thành công. Lúc đó, hình tượng người lính trong phim có khuôn thước hay không cũng không còn quan trọng nữa bởi giá trị lúc này được đong đếm bằng sự yêu thích của số đông đối với bộ phim.

Mang phim chiến tranh ra rạp

Không ôm mộng làm một bộ phim “Hậu duệ mặt trời” phiên bản Việt Nam nhưng năm 2016 này, đạo diễn Đặng Thái Huyền sẽ bắt tay thực hiện một bộ phim về chiến tranh “nặng đô” hơn Người trở về mang tên Mùi thuốc súng. Điều đặc biệt là bộ phim điện ảnh này được thiện hiện để công chiếu tại các rạp, cạnh tranh một cách “sòng phẳng” với các bộ phim thương mại, giải trí khác. “Tôi muốn thay đổi quan niệm: “phim về chiến tranh thì không thể kinh doanh ngoài rạp chiếu như những dòng phim thương mại, giải trí”, nữ đạo diễn nói.

Theo nữ đạo diễn này thì tiếp cận tiểu thuyết Mùi thuốc súng của nhà văn Nguyễn Văn Thọ cùng thời điểm với cuốn tiểu thuyết Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh (cuốn tiểu thuyết đã chuyển thể thành bộ phim Người trở về, sản xuất năm 2015). Tuy nhiên, ở thời điểm đó chị thấy mình chưa đủ tâm thế lẫn kinh nghiệm để thực hiện bộ phim này bởi xét về độ khốc liệt của chiến tranh và nỗi ám ảnh về phận người thì Mùi thuốc súng “nặng đô” hơn hẳn Người trở về.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét