Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Chua chát nghề săn mật ong

Sáng sớm, tôi theo chân ông Lê Văn Khả, 42 tuổi, ở ấp Long Trường 3, xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đi săn bắt ong. Chiếc xe gắn máy đưa chúng tôi rong ruổi khắp các ngõ ngách của ấp này, xã nọ để tìm tổ ong. Suốt buổi sáng, vừa chạy xe giữa trời nắng, vừa quan sát tìm và hỏi thăm chủ nhà có vườn để mua nhưng mãi đến trưa, gọi điện hỏi khắp nơi mới tìm được người bán tổ ong. Ông Khả liền phóng xe, khoảng vài chục phút mới đến được nơi có tổ ong.

Đối mặt đàn ong dữ

Thỏa thuận giá và trả tiền xong, ông Khả lấy bao lưới chùm mặt kín mít và thoa một loại thuốc chống ong lên người. Chuẩn bị cho mình xong, ông Khả quay sang giúp tôi trùm đồ bảo hộ và thoa thuốc. Theo lời ông Khả, khi đốt, ong túa ra mù mịt. Loại ong này, mình có chạy cả cây số chúng vẫn bắt mùi bám theo nên dù đứng ở dưới đất mà không có đồ bảo hộ thì cũng bị chúng “đánh” (đốt) không chịu nổi.
dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
Bảo hộ xong, ông Khả giắt chiếc xô đựng mật vào lưng quần, tay cầm bó đuốc rồi tót lên cây. Trong lúc ông trèo, chủ nhà và một vài người hàng xóm bỏ chạy đi nơi khác vì sợ bị ong tấn công khi mất tổ. Trèo đến nơi, ông bắt đầu đốt đuốc và đưa ngọn đuốc mù mịt khói vào gần tổ ong. Bị ngạt khói, bầy ong túa ra như đám mây đen nghịt quanh người ông Khả.

Một tay bám thân cây, tay còn lại ông Khả cầm dao cắt những phần sáp chứa mật cho vào xô. Mọi việc diễn ra rất nhanh gọn. Sau đó, ông tụt một mạch tới đất. Trên người ông Khả vẫn còn vô vàn con ong bám theo. Khắp người tôi cũng bị ong bu kín. Thấy tôi lo lắng, ông Khả bảo tôi ra xe, nổ máy chạy thật xa. Tôi lập tức làm theo, chạy được gần 2 km thì đàn ong mất tổ mới chịu buông tha.
dịch vụ thành lập công ty tư nhân
Làm sao khi leo tận tổ mà ong không “đánh”?- tôi hỏi sau khi đã xong xuôi mọi việc. Ông Khả bật cười, ra vẻ bí hiểm: “Có bí quyết, đó chính là loại thuốc nước thoa lên người, mùi của nó khiến ong sợ, không đánh mình. Chứ không thì sao dám vào tận hang để bắt cọp?”. Tuy nhiên, khi được hỏi đó là thuốc gì, ông Khả chỉ khẽ cười rồi lảng qua chuyện khác: “Làm nghề này phải gan và liều mới được, vì không chỉ phải trèo lên trên cao, mà còn phải đối mặt với bầy ong dữ”.

Ông kể, từng bị ong đánh te tua. “Lúc mới vào nghề, dù đã được thầy bày cho cách “làm thuốc”, nhưng khi gặp phải những tổ ong phản kèo, chúng túa ra đánh tới tấp. Lúc đó, dù hoảng nhưng vẫn quyết tâm bắt cho bằng được nên vẫn cắn răng “chịu trận” để xông vào lấy cho được tổ. Khi trèo được xuống đất, mình mẩy sưng vù. “Giờ ong thấy thịt của tôi quen nên tha không “đánh” nữa”- ông Khả nói.

Nói đến người làm nghề bắt ong xứ Hậu Giang, ai cũng biết đến danh ông Nguyễn Văn Chính, 60 tuổi, ở ấp Sậy Niếu (xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp). Tôi tìm đến nhà ông Chính vào xế chiều, đúng lúc ông đi bắt ong vừa về. Ông Chính nói: “Hôm nay thất bại, đi gần cả ngày mà không tìm được tổ nào nên về tay không, vừa mất công lại lỗ vốn”. Hai hôm trước, ông bắt được tổ ong bên Lái Hiếu (thị xã Ngã Bảy) được 5 lít mật, bán gần 2 triệu đồng”.

Ông Chính nói, không nhớ đã bao nhiêu lần bị ong “đánh”, nhưng lần khiến ông nhớ nhất là cách nay 3 năm. Ông Chính kể: “Hôm đó, tôi bắt tổ ong trên cây gừa có tuổi thọ gần trăm năm, bên Lái Hiếu. Cây có tán to hơn cái nhà, có 5 tổ treo lơ lửng bằng cái mâm trên cành. Khi đó, tôi mới trèo lên hơn 3 mét thì ong túa ra đánh túi bụi. Tôi lập tức nhảy xuống đất rồi lặn xuống mương và di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Cứ ngoi lên là trên đầu ong bay đến nên tiếp tục lặn đến khi gần đuối sức thì ở một chỗ đưa mũi lên thở, lấy áo che đầu, lâu lâu thở nhẹ, mất mấy tiếng đồng hồ sau ong mới chịu bỏ đi”.

Theo ông Chính, đặc tính của ong mật là hiền, đánh không chết nhưng thỉnh thoảng gặp vài tổ có ong chúa, những con ong bao quanh để bảo vệ tổ rất hung dữ. Khi thấy tổ bị uy hiếp là chúng bay ra “đánh” trước.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại quảng ninh
Một lần khác, ông Chính nhớ lại khi bắt ong ở trong vườn gần nhà. Lần đó, ông trèo lên ngọn cây gáo cao hơn chục mét. Cây gáo thân thẳng, ít nhánh, hơn nữa, tối hôm trước mưa, sáng sớm hôm sau thân cây còn ướt nên khó trèo. “Khi trèo đến nơi, tôi hun khói làm ong túa ra mù mịt vây lấy người đánh cả chục mũi nhưng cố chịu đau, lấy tay xua đàn ong ra khỏi tổ để lấy mật, khi xuống được tới đất mình mẩy sưng phù, về nhà nằm cả ngày”-ông kể.

Cũng là người chuyên khai thác mật ong, anh Nguyễn Văn Lộc, 37 tuổi ở ấp Sậy Niếu A (xã Phụng Hiệp) kể: “Có lần trèo lên tới ngọn lấy được tổ ong khoảng 3 lít mật thì bị ong bay ra đánh hơn 20 mũi. Hai bàn tay, cơ thể sưng vù đến nỗi mở nút áo không được, còn thịt da nóng bừng. Tối về phát sốt ăn cơm không nổi, phải mua thuốc uống. Nhờ có kinh nghiệm nên giờ khai thác mật trở nên dễ dàng rất nhiều so với những ngày mới bắt đầu và cũng ít bị ong “đánh”” - anh Lộc cho biết.

Những đồ ăn trưng bày tại các nhà hàng có thể khiến người qua đường nuốt nước bọt... nhưng chúng chỉ làm hài lòng thị giác của thực khách. Đây là hình ảnh phổ biến ở Nhật Bản, nơi các nhà hàng có truyền thống thu hút khách bằng mô hình đồ ăn giả.

"Khác với những bức hình về món ăn, các mô hình đồ ăn có kích thước như thật nên thực khách biết mình sẽ được phục vụ những gì trước khi bước vào nhà hàng" - ông Norihito Hatanaka - Chủ xưởng làm mô hình đồ ăn Fake Food Hatanaka, cho biết.

Ông Hatanaka là chủ một xưởng gia công nhỏ ở ngoại ô thành phố Tokyo. Tại đây, những người thợ của ông thổi hồn vào những miếng nhựa vô tri, biến chúng thành những mô hình món ăn hấp dẫn không kém gì đồ thật.

Ở thời đại công nghệ mà máy in 3D đang dần thay thế bàn tay con người, những công cụ mà họ sử dụng hoàn toàn đơn giản. Đây là một trong những công việc mà tính sáng tạo, sự tỉ mỉ và quan trọng hơn hết là lòng tận tâm với nghề được đề cao hơn cả.

Đồ giả, nhưng giá của chúng lại đắt hơn nhiều so với đồ thật. Mỗi món ăn này có giá trung bình vài trăm USD. Tuy nhiên, như một số ngành nghề truyền thống, nghề làm mô hình đồ ăn giả khó khả năng phát triển hơn. Nguyên nhân là do sản phẩm không tiếp cận được tới các nhà hàng cao cấp, cũng như chỉ giới hạn trong nước Nhật. Hiện một số công ty như Hatanaka đang hướng đến các thị trường khác, thay vì chỉ phục vụ cho các nhà hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét