Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Cấp thiết đề xuất làm cao tốc Bắc - Nam ngay trong năm 2017

Ưu tiên làm trước 713 km từ năm 2017

Tờ trình Bộ GTVT thừa ủy quyền của Chính phủ trình Quốc hội nêu rõ phạm vi đầu tư dự án. Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến đường bộ cao tốc trên hành lang kinh tế Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.109 km.

Hiện nay, tuyến đã hoàn thành đưa vào khai thác 223 km, đang thực hiện đầu tư 297 km và đã xác định được nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và hoàn thiện thủ tục đầu tư 67 km. Còn lại 1.372 km trên đoạn Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và 150 km đoạn Cần Thơ - TP Cà Mau cần phải đầu tư mới và mở rộng lên 4 làn xe.
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Bộ GTVT cho biết, Quốc lộ 1 (QL1) đã được đầu tư mở rộng 4 làn xe, năng lực có thể đáp ứng được nhu cầu vận tải đến khoảng 35.000 xe con quy đổi/ngày đêm.

Theo tính toán, nếu không đầu tư đường bộ cao tốc thì đến khoảng năm 2020 nhu cầu vận tải trên các đoạn Nam Định - Hà Tĩnh, Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai - Khánh Hòa đạt khoảng 42.100 xe con quy đổi/ngày đêm, vượt quá năng lực của tuyến QL1. Năm 2025, nhu cầu vận tải trên các đoạn Hà Tĩnh đến Khánh Hòa đạt khoảng 37.000 xe con quy đổi/ngày đêm, vượt quá năng lực của tuyến QL1.

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, khả năng cân đối nguồn lực, Chính phủ dự kiến lộ trình đầu tư dự án theo 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn từ năm 2017 - 2020: Đầu tư và đưa vào khai thác một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam gồm Nam Định (Cao Bồ) - Hà Tĩnh (Bãi Vọt), Quảng Trị (Cam Lộ) - Thừa Thiên Huế (La Sơn), Đồng Nai (Dầu Giây) - Khánh Hòa (Nha Trang) với tổng chiều dài khoảng 713 km đi qua 12 tỉnh, thành phố.
trung tâm kế toán tại thủ đức
Giai đoạn năm 2021 - 2025: Đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn Hà Tĩnh (Bãi Vọt) - Quảng Trị (Cam Lộ), Quảng Ngãi - Khánh Hòa (Nha Trang); Giai đoạn sau năm 2025: Đầu tư và đưa vào khai thác đoạn Cần Thơ - TP Cà Mau.
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Trong giai đoạn năm 2017 - 2020, Bộ GTVT cho biết, phạm vi đầu tư giai đoạn 2017 – 2020 dài 713 km, có quy mô rất lớn nên không khả thi để kêu gọi đầu tư, ngoài ra mỗi dự án thành phần có nhu cầu vận tải, phương án tài chính, tiến độ chuẩn bị đầu tư, quy mô đầu tư khác nhau.

Do vậy, Chính phủ kiến nghị tách thành 11 dự án thành phần, trong đó, 8 dự án thành phần gồm các đoạn: Ninh Bình (Mai Sơn) - Hà Tĩnh (Bãi Vọt) và đoạn Khánh Hòa (Nha Trang) - Đồng Nai (Dầu Giây) đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Đối với 3 dự án thành phần còn lại, gồm: Nam Định (Cao Bồ) - Ninh Bình (Mai Sơn), Thừa Thiên - Huế (La Sơn) - Đà Nẵng (Túy Loan) và Quảng Trị (Cam Lộ) - Thừa Thiên - Huế (La Sơn) kiến nghị đầu tư theo hình thức đầu tư công, sau khi đầu tư xong sẽ tổ chức thu phí, nguồn vốn thu được sẽ tiếp tục đầu tư các đoạn tiếp theo.

Trong Tờ trình, Chính phủ cũng nêu rõ, công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn năm 2017 - 2020 chia thành 20 dự án thành phần và giao cho các địa phương tổ chức thực hiện; quy mô giải phóng mặt bằng theo quy hoạch được duyệt, chiều dài khoảng 713 km.

Vì sao không thể trì hoãn?

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là cần thiết và không thể trì hoãn nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, phục vụ phát triển KT-XH, giải quyết hạn chế của các tuyến quốc lộ, đặc biệt là QL1 không thể khắc phục. Đây là lựa chọn khả thi trong bối cảnh đường sắt tốc độ cao chưa thể đầu tư sớm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét