Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Chất lượng nước mắm: Những lầm tưởng tai hại

Những lầm tưởng tai hại

Sau một loạt thông tin về nước mắm kém chất lượng, nước mắm giả được báo chí phản ánh gần đây, anh Hoàng Văn Giang (ngụ ở quận Tân Phú, TPHCM) dặn vợ: “Nước mắm xịn phải là nước mắm có màu đen, mặn và hôi. Đó là nước mắm truyền thống, không sử dụng chất phụ gia, hoá chất và chất bảo quản. Từ ngày xưa ông bà cha mẹ vẫn dùng loại nước mắm đó, nên vợ đi chợ cứ chọn loại đó mà mua”.

Có cùng suy nghĩ đó, chị Lưu Thu Thuỷ (ngụ ở quận 7, TPHCM) cho rằng: “Nước mắm là phải hôi, không hôi ai gọi là nước mắm (!). Thêm nữa, cứ chọn chai nào có độ đạm càng cao càng ngon”.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia và những người trực tiếp làm về ngành hàng nước mắm thì đây là những lầm tưởng tai hại.

Ông Phạm Ngọc Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm CLB Nước chấm TP.HCM, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nước mắm khẳng định: Đó là những quan niệm sai lầm. Bởi nước mắm nếu đã hôi nghĩa là hàm lượng axit amoniac (có mùi hôi và không tốt cho sức khoẻ) quá cao. Còn nước mắm mặn quá cũng không tốt bởi nó là môi trường ưa thích của loại vi khuẩn “háo diêm”, loại vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh về đường ruột.

Cũng theo ông Dũng, hiện không có một cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nước mắm mà không sử dụng chất phụ gia trong sản xuất nước mắm. Bởi nếu không sử dụng thì chỉ trong một thời gian ngắn, nước mắm sẽ biến đổi chất, đổi màu, có mùi và bị lắng cặn. Vấn đề là nhiều hay ít và có nằm trong tiêu chuẩn cho phép hay không.

Ông Dũng cũng khẳng định: "Hiện nay, không có một văn bản nào của Nhà nước có cụm từ "nước mắm truyền thống" và "nước mắm công nghiệp" mà chỉ có tiêu chuẩn chung là trên 10 độ đạm thì gọi là nước mắm, còn dưới 10 độ đạm thì gọi là nước chấm”.

Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, không có khái niệm nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống. Đây chỉ là cách mà dân gian tự đặt ra và không có cơ sở. Tất cả các loại nước mắm lưu hành ở thị trường đều phải phù hợp với tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. “Còn nước mắm nào tốt hơn nước mắm nào thì sẽ được người tiêu dùng, thị trường đánh giá. Sản phẩm nào càng được ưa chuộng thì chứng tỏ sản phẩm đó tốt”, ông Phong nói.

Câu chuyện làm nước mắm của Masan
địa chỉ học kế toán tại cầu giấy
Là một tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm hàng tiêu dùng cho nên ngoài mỳ gói, nước tương, tương ớt, cà phê và nước khoáng,… Masan không thể bỏ qua một gia vị quan trọng, gắn liền với mỗi bữa ăn hàng ngày của người Việt – đó là nước mắm.

Tuy nhiên, làm sao để đại đa số người Việt đến từ nông thôn đến thành thị, từ cao nguyên đền đồng bằng đều có thể thưởng thức những bữa ăn có chén nước mắm ngon, an toàn và giá cả hợp lý không phải là điều dễ dàng. Đó chính là điều mà Masan trăn trở từ hơn 10 năm trước.
địa chỉ học kế toán tại tp hcm
Nhớ lại những ngày đầu đến với ngành hàng nước mắm, bà Lê Thị Nga, Giám đốc Phát triển sản phẩm cấp cao của Masan kể, bắt đầu đi vào ngành hàng nước mắm bắt đầu từ tháng 6/2003 và phải đến tháng 9/2006, Masan mới thực sự thành công sau khi đã nếm trải 2 lần thất bại.

“Nhưng những thất bại đó giúp chúng tôi nhận ra rằng, làm nước mắm không đơn giản là phối trộn các loại nước mắm với nhau, gia giảm các gia vị cho phù hợp mà nó đòi hỏi phải thực hiện dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và có quy trình kiểm soát chặt chẽ”, bà Nga chia sẻ.
địa chỉ học kế toán tại ha dong
Do đó, tại Masan, từ việc sản xuất nước mắm cốt cho đến việc đóng chai thành phẩm đều được thực hiện theo một dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, được đo đạc, kiểm nghiệm chất lượng thành phẩm theo bảng tiêu chuẩn rõ ràng bởi các thiết bị máy móc hiện đại trước khi xuất xưởng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét