Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Nếu ông Trump "nói là làm", kinh tế Việt sẽ chịu tác động ra sao?

Ngày 9/11, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã cho kết quả chính thức với việc ông Trump thắng cử và trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Đây là một kết quả bất ngờ và trái ngược hoàn toàn với các cuộc thăm dò dư luận trước đó. Thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hóa toàn cầu cũng đã có một phiên biến động mạnh trong ngày 9/11.
học kế toán thực tế tp hcm
Bộ phận phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) mới đây đã công bố báo cáo chuyên đề "Tác động từ nhiệm kỳ của tân Tổng thống Mỹ", trong đó bao gồm những chính sách có thể có ảnh hưởng lớn đến thương mại, kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

"TPP còn khá ít cơ hội được thực thi"
dịch vụ hoàn thuế gtgt
Báo cáo cho hay, thương mại quốc tế là một trong những điểm nhấn trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump khi ông Trump nêu lên các quan điểm chống thương mại hóa toàn cầu, phản đối các hiệp định thương mại tự do (FTA) và đưa ra các chính sách mang tính bảo hộ thương mại ở mức cao, tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các nước khác, đặc biệt từ những nước mà ông cho rằng có sự thao túng tiền tệ.

Cụ thể hơn, đối với các FTA, ông đề xuất đàm phán lại các điều khoản của NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ), rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định khác đang chờ đàm phán.
dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân
"Tác động rõ nhất đối với Việt Nam là việc TPP sẽ còn khá ít cơ hội được thực thi dưới thời Tổng thống Donald Trump. Điều này có thể gây suy giảm động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và những mặt tác động tích cực mà chúng ta đã kỳ vọng trong thời gian qua", báo cáo của BVSC nhìn nhận.

Theo đó, các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP như dệt may, da giày, logistics... sẽ mất đi yếu tố mang tính đòn bẩy này.

Hơn thế nữa, khả năng thu hút các dòng vốn FDI mới hoặc mở rộng quy mô của các dự án FDI đã đầu tư vào Việt Nam trong các năm gần đây để đón đầu Hiệp định TPP có thể chững lại hoặc thậm chí là bị thu hẹp khi mà cơ hội để TPP được thực thi không còn - theo BVSC.

Bản báo cáo cũng lưu ý thêm rằng, dù hiện ông Trump mới chỉ chủ trương đàm phán lại các điều khoản thương mại với hai đối tác là Mexico và Trung Quốc nhưng quan điểm bảo hộ này có thể sẽ còn tiếp tục chi phối đối với các đối tác mà Mỹ có thâm hụt thương mại (trong đó có Việt Nam).

Chín tháng đầu năm nay, Mỹ là thị truờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị 28,3 tỷ USD, trong đó các ngành có xuất khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm dệt may, giầy dép, điện thoại, máy vi tính và sản phẩm điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ, máy móc và thủy sản. Kể từ năm 2006 đến nay, Việt Nam cũng luôn có thặng dư thương mại với Mỹ với giá trị ngày càng tăng (gần nhất năm 2015 Việt Nam xuất siêu 25 tỷ USD sang Mỹ).

"Quan điểm cứng rắn của ông Trump về bảo hộ sản xuất trong nước có thể sẽ khiến ông áp dụng các chính sách tăng thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ từ tất cả các đối tác thương mại. Nếu điều này xảy ra, xuất khẩu của Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực", báo cáo đánh giá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét