Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Đất, nhà ở, tàu bay, du thuyền dự kiến phải chịu thuế tài sản

Đất phi nông nghiệp sử dụng để kinh doanh phải chịu thuế

Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, dự kiến đối tượng chịu thuế tài sản bao gồm: Đất; nhà và công trình xây dựng trên đất. Cụ thể: Đối với đất ở (gồm: Đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn); đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (gồm: Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm). Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng nếu sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở cũng thuộc diện chịu thuế.
dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
Đối tượng không chịu thuế tài sản đối với đất gồm: Đất nông nghiệp; và đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở. Trong đó, đất phi nông nghiệp không chịu thuế gồm: Đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.
dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp
Ngoài đất, dự thảo luật cũng đưa ra 2 phương án đối với ô tô, tàu bay, du thuyền. Phương án 1: Tàu bay, ô tô, du thuyền có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên thuộc đối tượng chịu thuế. Dưới mức giá trị nêu trên sẽ không thuộc diện chịu thuế; các loại tài sản nêu trên nếu sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách cũng không thuộc diện chịu thuế.

Phương án 2, không đánh thuế đối với các loại tài sản này.

Theo Bộ Tài chính, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hiện chỉ có 3 nước đánh thuế tài sản đối với tài sản gồm máy móc thiết bị, phương tiện (trong đó có ô tô, tàu bay, tàu thuyền). Ở Việt Nam 100% số lượng tàu bay, du thuyền đăng ký trên toàn quốc thuộc sở hữu của tổ chức, không phải thuộc sở hữu của tư nhân.
dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trả lời tại cuộc họp báo, ông Phạm Đình Thi cho biết, Luật Thuế tài sản sẽ tác động đến mọi người dân trong xã hội. Mặc dù kế thừa kinh nghiệm quốc tế, nhưng Ban soạn thảo đã tính toán để phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ sở tính thuế đất không tính theo giá thị trường mà theo từng cấp, hạng nhà do UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm tính thuế (giá 1m2 nhà xây dựng mới được xây dựng căn cứ trên suất vốn đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành).

Nhà trên 700 triệu đồng dự kiến sẽ chịu thuế 0,4%

Theo Bộ Tài chính, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mức thuế suất thuế tài sản thấp nhất là 0,2%. Tuy nhiên, đa số các nước áp dụng mức thuế suất thuế tài sản cao, từ 0,5% đến 2%, thậm chí thuế với nhà, đất không sử dụng còn được áp dụng tới 20% như ở Singapore.

Trên cơ sở đó, tại dự thảo Luật Thuế tài sản, cơ quan chủ trì soạn thảo đã đề nghị 2 phương án thuế như sau: Phương án 1, áp dụng mức thuế suất thuế chung là 0,3%. Phương án 2, áp dụng mức thuế chung là 0,4%.

Theo phương án 1: Đối với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh; đất xây dựng nhà chung cư): Áp dụng mức thuế suất là 0,3% trên toàn bộ giá trị đất. Đối với nhà thuộc đối tượng chịu thuế, dự kiến có 2 phương án: Phương án 1, giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống hưởng thuế 0%, từ 1 tỷ đồng trở lên áp thuế 0,3% (dự kiến số thu thuế tài sản theo phương án này là khoảng 22.700 tỷ đồng); Phương án 2: Giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống không tính thuế, còn từ 700 triệu đồng trở lên áp mức thuế 0,3% (dự kiến thu khoảng 23.300 tỷ đồng).

Theo phương án 2 (áp dụng mức thuế chung là 0,4%), cũng dự kiến có 2 phương án: Giá tính thuế đối với nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống hưởng thuế 0%, từ 1 tỷ đồng trở lên áp thuế 0,4% (dự kiến số thu thuế tài sản khoảng 30.300 tỷ đồng); trường hợp thứ hai là giá tính thuế đối với nhà từ 700 triệu đồng trở xuống không tính thuế, còn từ 700 triệu đồng trở lên áp mức thuế 0,4% (dự kiến số thu thuế tài sản khoảng 31.000 tỷ đồng). Phương án này được Ban soạn thảo đề xuất trong dự thảo luật.

Trên cơ sở tính thuế theo giá trị nhà như nêu trên, sẽ không thực hiện phương án đánh thuế đối với ngôi nhà thứ hai trở đi.

“Có cơ sở để quản lý từng thửa đất, căn nhà”

Có ý kiến lo ngại chưa có cơ sở dữ liệu nhà đất hoàn chỉnh, sẽ không “đong đếm” được số lượng sở hữu nhà của cá nhân, gây khó khăn cho cơ quan thuế. Về vấn đề này, ông Phạm Đình Thi cho biết, cơ quan soạn thảo luật đã cân nhắc để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Hiện nay chúng ta đang thừa kế toàn bộ dữ liệu của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Trong thời gian tới, để tính đúng, tính đủ thuế tài sản khi luật được triển khai, sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu mã số của người nộp thuế, trên cơ sở đó, từng bước quản lý về nhà ở và sẽ tính thuế đầy đủ. Ông Thi khẳng định “có cơ sở để quản lý từng thửa đất, căn nhà”.

Trả lời câu hỏi về nguồn thu từ thuế tài sản sẽ sử dụng ra sao, ông Thi cho biết 100% nguồn thu để lại cho địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần làm tăng giá trị của đất đai.

Ông Thi cũng lưu ý dự án luật chỉ có hiệu lực khi được Quốc hội xem xét, thông qua. Hiện nay, hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật đang được lấy ý kiến rộng rãi, trên cơ sở phản biện của các bộ, ngành, của xã hội và các nhà khoa học, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện dự án Luật Thuế tài sản trước khi trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét