Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường tác động khoảng 0,11 – 0,15% CPI

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 2/4.

Đã rà soát, đánh giá tác động khi điều chỉnh thuế BVMT

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tác động đến lạm phát của phương án điều chỉnh thuế BVMT, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết nội dung điều chỉnh thuế BVMT đã được lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, Bộ Tài chính đã tập hợp các ý kiến đóng góp và xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, sau đó dự kiến sẽ trình Chính phủ vào kỳ họp tới.
học kế toán thực tế tp hcm
Trong phương án được đưa ra, thuế BVMT với xăng sẽ tăng từ mức 3.000 đồng/lít hiện nay lên 4.000 đồng/lít, thuế BVMT với một số loại hàng hoá khác như dầu, than, túi nilon… cũng điều chỉnh tăng. Việc điều chỉnh này căn cứ trên cơ sở Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; căn cứ trên cơ sở Nghị quyết 25 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia
dịch vụ làm báo cáo tài chính năm
Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, trong quá trình hội nhập, chúng ta đã cắt giảm nhiều loại thuế nhập khẩu theo các hiệp định quốc tế, do đó cần có sự điều chỉnh phù hợp về thuế nội địa. Đồng thời, việc tăng thuế với xăng và một số sản phẩm cũng là căn cứ vào chiến lược thuế, chiến lược tăng trưởng xanh, nhằm hạn chế những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Theo Luật Thuế BVMT, căn cứ trình điều chỉnh mức thuế BVMT là dựa vào tình hình thực tiễn xã hội từng thời kỳ, vào mức độ ô nhiễm môi trường để xem xét. Giữa năm 2017, phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự án sửa đổi Luật Thuế BVMT cũng đã kết luận, trước mắt chỉ trình điều chỉnh mức thuế trong khung thuế BVMT do UBTVQH quyết định.

Năm 2018, khi đưa ra phương án điều chỉnh thuế, Bộ Tài chính đã phân tích, đánh giá tác động của việc điều chỉnh thuế BVMT. Theo đó, nếu phương án như dự thảo nêu có hiệu lực từ 1/7/2018 sẽ tác động đến CPI tháng 7/2018 vào khoảng 0,27 – 0,29% và tác động đến CPI bình quân của năm 2018 khoảng từ 0,11 đến 0,15%. Theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018, chỉ tiêu tăng CPI bình quân là 4%.
dịch vu kế toán thuế trọn gói
“Như vậy, tác động khi tăng thuế đã được đánh giá, tính toán. Việc tăng thuế sẽ thực hiện được nhiều mục tiêu, trong đó có việc khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm hiệu quả, khuyến khích sử dụng hàng hoá dịch vụ thân thiện môi trường như xăng E5, E10, dầu diesel D5, D10, túi nilon thân thiện môi trường… , cũng từ đó giảm phát thải ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết.

Sửa đổi Luật Chứng khoán để thúc đẩy phát triển thị trường

Cũng tại phiên họp, phóng viên cũng đặt câu hỏi về giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) cổ phần hoá, niêm yết trên sàn chứng khoán. Về vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, chỉ số VN-Index trong quý I năm nay tăng vượt mức tăng cao nhất của đỉnh năm 2017 – 2018. Mức vốn hoá thị trường tăng khoảng 17% so với cuối năm 2017. Hiện nay, vốn hoá thị trường đã chiếm khoảng 82,2% GDP, chưa tính trái phiếu. Toàn thị trường có 751 cổ phiếu niêm yết trên hai sàn, 723 cổ phiếu đăng ký giao dịch, số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch tăng liên tục. Thị trường chứng khoán đang được đánh giá có xu hướng phát triển tốt trong năm nay.

Để tiếp tục thúc đẩy DN niêm yết, phát triển thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp quan trọng là đánh giá tổng kết để trình Chính phủ Luật Chứng khoán sửa đổi. Đây sẽ là cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển hơn.

Trong dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) bao gồm tổng thể các giải pháp về chính sách phát triển thị trường. Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã có nhiều giải pháp cụ thể trong quản lý. Đơn cử, vừa qua Bộ Tài chính đã công khai danh sách hơn 700 DN đã cổ phần hoá và chưa niêm yết. Sau khi được công khai, hơn một số DN này đã niêm yết, nhiều DN đang chuẩn bị các quy trình, thủ tục để niêm yết.

Cùng với các giải pháp về thúc đẩy các DNNN thực hiện nhanh quá trình cổ phần hoá, thoái vốn, tạo thêm nguồn cung cho thị trường chứng khoán, các giải pháp Bộ Tài chính đưa ra về phát triển thị trường phái sinh, đa dạng hoá các sản phẩm chứng khoán, tăng cường thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán… cũng đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét