Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Bác sĩ phải thi sát hạch định kỳ chứ không thể "ôm" giấy phép trọn đời!

Mới đây (ngày 23/2/2016) Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật Dược (sửa đổi), trong đó “nóng” vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề dược. Theo báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày, hiện có hai luồng ý kiến đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược một lần kèm theo điều kiện định kỳ cập nhật kiến thức chuyên môn và tiến tới lộ trình cấp chứng chỉ hành nghề cả nghề y và dược cùng có thời hạn 5 năm/lần để phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp quản lý được chất lượng hành nghề, cập nhật kiến thức chuyên môn.
dịch vụ thành lập công ty
Trước hai luồng dư luận, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 2 phương án: Cấp chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 5 năm và cấp một lần, Luật sẽ thể hiện theo ý kiến đa số ĐBQH.

Trước vấn đề chứng chỉ, giấy phép hành nghề y, dược nên có kỳ hạn hay cấp một lần có giá trị suốt đời, GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đã chia sẻ quan điểm.

Thưa GS, tại sao lại phải cấp giấy phép hành nghề khi sinh viên y, dược đã phải trải qua quá trình rèn luyện, học tập đến 6 – 7 năm, thậm chí lâu hơn nữa? Giấy phép này có ý nghĩa như thế nào với người thầy thuốc?

Công tác chăm sóc sức khỏe có vị trí quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến sinh mạng, sức khỏe tất cả mọi người dân. Hơn nữa kiến thức về y, dược học là rất đồ sộ và luôn được cập nhật mới.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói, không có nghề nào mà lại đòi hỏi kiến thức sâu rộng, lòng nhân ái, kinh nghiệm và từng trải như nghề y. Với những đặc thù đó, đặc biệt là ngành liên quan sinh mạng sức khỏe nên một người dù tốt nghiệp ĐH Y, được tiếp thu khối lượng kiến thức khổng lồ nhưng về cơ bản chưa có đủ kinh nghiệm. Ví dụ như trong sản khoa, không thể chỉ dựa vào một vài buổi lên lớp thầy dạy các động tác là ra có thể đỡ đẻ ngay. Ngoài kiến thức, nghề y còn đòi hỏi có kinh nghiệm, có thực hành. Sau một thời gian thực hành người bác sĩ trải qua kỳ thi kiểm tra tay nghề, được cấp giấy phép hành nghề mới được thực hành khám chữa bệnh cho người dân.
dịch vụ kế toán thuế báo cáo tài chính tại tp hcm
Còn trong thời gian chưa được cấp giấy phép hành nghề sẽ không được phép thực hành trên con người. Còn hiện nay sinh viên, bác sĩ mới ra trường thực hành trên bệnh nhân là dưới sự bảo hộ của người có giấy phép hành nghề, chứ không phải tự ý làm. Nếu xảy ra sự cố, vấn đề gì, người có giấy phép hành nghề phải chịu trách nhiệm.

Có nhiều ý kiến cho rằng, bác sĩ, dược sĩ luôn phải trải qua quá trình rèn luyện, điều trị lâm sàng trong bệnh viện, việc cấp giấy phép hành nghề 5 năm một lần sẽ tăng thêm sức ép không cần thiết cho người thầy thuốc, mất thời gian. Quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?
học kế toán tổng hợp thực hành
Xu hướng chung trên thế giới người ta cấp giấy phép theo niên hạn, thường sau 5 năm người ta lại sát hạch, cấp lại giấy phép hành nghề. Việt Nam hiện đang hội nhập phải tuân thủ xu hướng này. Khi đó, bác sĩ Việt Nam sang nước khác hành nghề mới được họ công nhận. Còn hiện tại, BS của Việt Nam ra nước ngoài vẫn chưa được công nhận để hành nghề ở các nước.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại hải phòng
Trong y khoa có từ “đào tạo liên tục”. Bản thân người bác sĩ phải coi đây là nhiệm vụ để song song với thực hành luôn cập nhật kiến thức mới, tích lũy kinh nghiệm. Tại các nước thường sau 5 năm lại sát hạch cấp lại giấy phép hành nghề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét