Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Toàn bộ giảng viên ĐH Hùng Vương bị nghỉ việc: Tranh cãi khẳng định đúng - sai

Trường bị lỗ hơn 50 tỷ đồng

Về nguyên nhân chấm dứt hợp đồng lao động đối với gần như toàn bộ cán bộ, giảng viên, TS Tạ Thị Kiều An, Phó hiệu trưởng thường trực của trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cho rằng chủ trương của Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm về phương án sử dụng lao động đã có từ tháng 12/2015.

Theo bà An, 4 năm qua trường không được tuyển sinh, tính đến nay trường bị lỗ hơn 50 tỷ đồng, đồng thời còn phải trả 12,7 tỷ đồng truy thu thuế từ thời kỳ là trường dân lập nên vốn bị thâm hụt nghiêm trọng.

Nếu tính đến tháng 8/2016 – thời điểm cuối cùng để trường ĐH Hùng Vương TP.HCM khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc ngừng tuyển sinh trong nhiều năm vừa qua theo đề nghị của Bộ GD-ĐT, khả năng trường không đủ tiền để trả lương cho cán bộ giảng viên đến lúc đó. Nếu để họ nghỉ vào thời điểm đó thì trường sẽ không đảm bảo được các quyền lợi chính sách cho người lao động được.

“Chủ trương của Chủ tịch HĐQT xuống Ban giám hiệu triển khai, các đoàn thể đều ủng hộ, đồng thời gần 80% cán bộ, giảng viên ủng hộ thông qua việc 79/105 người ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Chúng tôi căn cứ vào số đông đó chứ tập thể thì không thể tránh khỏi có mâu thuẫn. Trong 4 năm qua không tuyển sinh được nhưng nhiều giảng viên chỉ chơi không mà hàng tháng vẫn lãnh lương. HĐQT không đổ lỗi cho người lao động mà đang tìm cách giải quyết tốt nhất. Nếu họ ở lại trường nhưng đến tháng 8 và trường bị giải thể thì họ cũng đương nhiên bị mất việc luôn. Chúng tôi lo là đến lúc đó sẽ không còn tiền để trả trợ cấp mất việc”, bà Tạ Thị Kiều An cho biết.

Cũng theo bà An, với cách giải quyết hiện tại thì trường đã chi trả chế độ chính sách cho những người làm việc tại trường, đặc biệt là người có thâm niên sau khi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Sau đó, những lao động này vẫn được tiếp tục ký hợp đồng lao động với một cổ đông của trường là công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hùng Vương trong thời gian 6 tháng để đến tháng 8/2016 công ty này sẽ trả lương cho cán bộ, giảng viên làm việc tại trường.

Bà An cũng khẳng định dù quyết định chấm dứt hợp đồng có hiệu lực vào ngày 5/4 nhưng trong tháng 3 này trường đang chuẩn bị hợp đồng để ký lại với một đội ngũ giảng viên nòng cốt để duy trì hoạt động của trường theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT.

Trường ĐH Hùng Vương không vận dụng nhầm luật?

Trước ý kiến của giảng viên cho rằng ông Đặng Thành Tâm không có thẩm quyền ký quyết định chấm dứt hợp đồng, ông Bùi Trúc Lam, trợ lý HĐQT trường ĐH Hùng Vương cho rằng ông Tâm vẫn là người có thẩm quyền cao nhất.

Ông Lam viện dẫn rằng, theo quy định tại điều 44 Bộ luật lao động 2012 và điều 13 nghị định 05 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở... Vì vậy, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có quyền thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 điều 36, hoặc theo điều 44 Bộ luật lao động 2012.

Theo quyết định số 2381 của Bộ GD-ĐT về công nhận thành viên HĐQT trường ĐH Hùng Vương TP.HCM,nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là năm năm kể từ ngày 14/6/2010. Ông Đặng Thành Tâm cũng được công nhận là chủ tịch HĐQT kể từ ngày này.

Theo ông Trúc Lam, “trong Quyết định 70 của Điều lệ trường ĐH ban hành năm 2014 có nêu HĐQT hết nhiệm kỳ quá 6 tháng phải triệu tập Đại hội đồng cổ đông để bầu HĐQT mới, theo đó HĐQT phải điều hành cho tới lúc ấy. Còn văn bản pháp lý mình đang có là căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định sau khi hết nhiệm kỳ thì HĐQT vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi ĐHQT mới được bầu và tiếp quản công việc.

Trước khi ông Tâm tiếp tục điều hành nhà trường thì vào tháng 10/2015 ông Tâm đã có văn bản báo cáo UBND TPHCM về việc HĐQT sẽ kéo dài đồng thời ngày 16/3/2015, HĐQT Trường cũng gửi tờ trình đến UBND TP.HCM đề nghị công nhận hiệu trưởng của nhà trường đối với ông Bế Nhật Dục nhưng không hiểu lí do gì UBND thành phố không đồng ý.

Tiếp đó ngày 15/6/2015, nhà trường đã tiếp tục Đại hội đồng cổ đông nhưng bị vướng trong vấn đề vốn tập thể không phân chia nên thành phố tiếp tục không công nhận HĐQT. HĐQT cũng báo cáo các cơ quan quản lý cho ý kiến chỉ đạo nếu thấy trường làm không đúng nhưng không được chỉ đạo nào từ UBND thành phố và Sở GD-ĐT nên trường vẫn tiếp tục để ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch HĐQT của trường này.

Ông Lam cũng cho biết, về pháp lý để chấm dứt hợp đồng lao động đối với một tổ chức thì theo nghị định hướng dẫn Bộ luật lao động thì có 2 người có thẩm quyền gồm người đứng đầu cơ quan tổ chức, người đại diện pháp luật. “Trích theo luật doanh nghiệp thì HĐQT có thể cử phó giám đốc làm người đại diện pháp luật. Tuy nhiên đối với các trường ĐH thì căn cứ vào Luật giáo dục và Quyết định 70 của Điều lệ trường ĐH do Thủ tướng Chính phủ ban hành “người đại diện pháp luật phải là hiệu trưởng”, trong trường hợp trường ĐH Hùng vương bị khuyết hiệu trưởng từ ngày 14/6/2013 theo quyết định 3163 của UBND TPHCM. Trong trường hợp bất khả kháng người đủ thẩm quyền cao nhất của tổ chức là ông Đặng Thành Tâm”, ông thư ký của HĐQT trường nói.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ
Ông Lam cho rằng, trường ĐH Hùng Vương không vận dụng nhầm luật mà cố vận dụng trong khi tính pháp lý liên quan đến hoạt động các trường ĐH tư hiện chưa hoàn chỉnh.

Quy trình thông báo chấm dứt lao động có đúng hay không? ông Bùi Trúc Lam cho rằng và đại diện phòng pháp chế là ông Mạch Trần Huy khẳng định có thông báo trước cho người lao động. Thư ký HĐQT trường thừa nhận nếu theo quy trình hành chính, khi nhà trường đưa ra giải quyết vấn đề lao động thì phải có phương án.
dịch vụ thành lập dn tại bắc ninh
Trong trường hợp này, nếu nhà trường giải quyết theo phương án với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay sẽ có ít nhất 50 % trở lên người lao động bị mất việc. Do đó, trường đi đến một bước là thỏa thuận trước với người lao động và theo luật nếu thỏa thuận được thì không cần lập phương án sử dụng lao động nữa.
dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Như vậy trường đã thỏa thuận được với 79/105 cán bộ, giảng viên đồng ý phương án để cổ đông hỗ trợ giúp chi trả lương. So với việc làm phương án thì tỉ lệ người mất việc sẽ ít hơn. Còn 26 người còn lại thì trường cũng đã gia hạn thỏa thuận đến lần thứ 2, nếu không đạt mới thông báo thực hiện “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét